您现在的位置是:88Point > Cúp C1

【soi kèo fa cup】Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào hệ thống phân phối hiện đại

88Point2025-01-10 09:23:55【Cúp C1】6人已围观

简介Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo Giải pháp nào khai thác giá trị vă soi kèo fa cup

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Giúp bà con miền núi xóa đói giảm nghèo Giải pháp nào khai thác giá trị văn hoá trong tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc?úcđẩytiêuthụsảnphẩmvùngđồngbàodântộcthiểusốvàohệthốngphânphốihiệnđạsoi kèo fa cup

Nỗ lực đưa hàng hóa miền núi, vùng dân tộc vào hệ thống hiện đại

Thời gian qua, việc thực hiện các Chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại những kết quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống người dân tại các địa phương. Sản xuất tại một số vùng đã có bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Việc hỗ trợ tiêu thụ vào hệ thống phân phối hiện đại đã góp phần hình thành thị trường cho các sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào hệ thống phân phối hiện đại
Tọa đàm “Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối hiện đại”

Thông tin tại Tọa đàm “Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối hiện đại” do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 5/10, ông Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương - Bộ Công Thương cho biết, trong khoảng 10 năm trở lại đây, các quyết định của Chính phủ như Quyết định 1719 về Chương trình phát triển thương mại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình phát triển miền núi vùng sâu vùng xa và hải đảo, Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, Khuyến công quốc gia, Thương hiệu quốc gia đã hỗ trợ rất nhiều cho các mặt hàng đặc trưng, đặc sản, các mặt hàng có tiềm năng, lợi thế của khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có thể tiếp cận được với hệ thống phân phối hiện đại trên cả nước, các trung tâm kinh tế thương mại cả nước.

Thời gian qua, đã có hàng chục mặt hàng đặc trưng, đặc sản, lợi thế của từng vùng thâm nhập được vào hệ thống phân phối lớn, đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng như mẫu mã, quy cách đóng gói, các yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội cũng như thị trường tiêu dùng tại kênh phân phối hiện đại.

Bên cạnh đó, các kênh phân phối này thực sự đã thúc đẩy phát triển hàng hóa các địa phương. Hiện mỗi tỉnh có hàng chục mặt hàng đặc trưng, đặc sản, có tiềm năng, lợi thế để phát triển bền vững, lâu dài trong hệ thống phân phối của thị trường nội địa.

“Hiện nay, kể cả hệ thống phân phối trong nước, hệ thống của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các trung tâm kinh tế của cả nước đều phân phối những mặt hàng đặc trưng, đặc sản, những mặt hàng riêng biệt của khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” – ông Nguyễn Văn Hội nói. Kết quả này đã mang lại giá trị lớn vì được phân phối tại các hệ thống hiện đại thì giá trị sản phẩm, hàng hóa sẽ cao hơn rất nhiều. Từ đó, thúc đẩy phát triển chính các thương nhân của khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Về phía các địa phương, bà Đào Thị Thu Nguyệt - Phó Giám đốc Sở Công Thương Gia Lai chia sẻ, Gia Lai đã xác định trọng tâm của việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số của địa phương là tăng cường kết nối, hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm, thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu các sản phẩm vùng miền, các chương trình kết nối giao thương giữa các tỉnh, thành trên cả nước.

Tỉnh Gia Lai khuyến khích và hỗ trợ hầu hết các doanh nghiệp, hợp tác xã thu mua các sản phẩm mà đặc trưng cũng như các sản phẩm có thế mạnh có thể vào chuỗi cung ứng, từ đó thì cũng đưa các sản phẩm đó lên các sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng tiếp cận thị trường. Bởi vì đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Gia Lai, hầu hết các mặt hàng có thế mạnh cũng như các mặt hàng, sản phẩm đặc trưng của tỉnh đã được các hợp tác xã, các doanh nghiệp hỗ trợ cho vùng đồng bào để tăng số lượng hàng hóa và đáp ứng được các yêu cầu phát triển, lưu thông.

Bên cạnh đó, Gia Lai cũng lồng ghép các nguồn lực, kêu gọi, khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư để xây dựng, cải tạo các trung tâm thương mại, chợ, siêu thị đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, phục vụ nhân dân trong đời sống hàng ngày.

Sở Công Thương đã chủ động triển khai các hoạt động thương mại, tuyên truyền như là phối hợp với các đơn vị xây dựng các điểm bán hàng Việt, đặc biệt là những sản phẩm OCOP tại các huyện vùng xa như Krông pa, Chư Pưh, Đắk Đoa… để triển khai các hoạt động quảng bá sản phẩm, kết nối các hàng hóa của Gia Lai lên các siêu thị, các trung tâm bán hàng lớn của tỉnh, cũng như cả nước.

Về phía doanh nghiệp, ông Kiều Song Hào - Giám đốc thu mua miền Bắc - MM Mega Market Việt Nam chia sẻ, thời gian qua, MM Mega Việt Nam đã tích cực tiêu thụ sản phẩm cho nông dân Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm của bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó có quả bí thơm, hạt dẻ của Bắc Kạn và nhiều sản phẩm vùng miền khác.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào hệ thống phân phối hiện đại
Nông sản miền núi được hỗ trợ tiêu thụ tại hệ thống của MM Mega Market Việt Nam

“Một tháng trở lại đây, tại hệ thống siêu thị MM Mega Market đang diễn ra Lễ hội nông sản Tây Bắc. Tất cả sản phẩm của Tây Bắc đều có mặt tại hệ thống siêu thị trải dài từ Bắc vào Nam đến hết tháng 10 này. Sau hoạt động này, sẽ có một số hoạt động về trái cây đầu vụ của Bắc Giang, Hoà Bình để hỗ trợ bà con nông dân, các tỉnh thành, các HTX tiêu thụ nông sản”– ông Kiều Song Hào chia sẻ.

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Mặc dù đã có một số tín hiệu mừng, song việc đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối hiện nay còn gặp một số khó khăn. Đơn cử, bà Ma Thị Ninh - Giám đốc Hợp tác xã Yến Dương (Bắc Kạn) chia sẻ, để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, HTX Yến Dương đã tham gia nhiều hội nghị, chương trình xúc tiến thương mại để tiếp cận, kết nối với các chuỗi thực phẩm sạch, siêu thị, hệ thống phân phối hiện đại để mở rộng thị trường. Tuy nhiên, HTX dù đã đưa được sản phẩm vào siêu thị nhưng lại không được trực tiếp ký kết hợp đồng mà chỉ thông qua một số đối tác để đưa sản phẩm vào Big C, WinMart, MM Mega Market…

Sản phẩm của HTX Yến Dương đã vào các hệ thống chuỗi thực phẩm sạch như Sói Biển, Bác Tôm, Big Green nhưng số lượng hàng hóa còn khiêm tốn, chưa đủ để HTX tiếp cận và mang lại giá trị nhiều cho bà con. Chưa kể, quá trình tiêu thụ kéo dài, dẫn đến hạn chế về chất lượng do vấn đề hàng tồn.

Đặc biệt, về logistics, vận chuyển và kho bãi của HTX cũng là một vấn đề rất khó khăn vì chi phí vận chuyển ở mức cao, trong khi HTX không có kho bãi để bảo quản, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Kiều Song Hào chia sẻ, trở ngại nhất cho các siêu thị là các đơn vị, tỉnh thành chỉ tập trung một số nhóm sản phẩm, dẫn đến sản lượng nhiều nhưng tiêu thụ không được nhiều. Trong khi, các siêu thị muốn bán thật nhiều sản phẩm vùng miền, với nhiều mặt hàng, mã hàng của nhiều tỉnh thành chứ không phải chỉ 1-2 sản phẩm.

Bên cạnh đó, siêu thị không thể nhập quá nhiều hàng hóa liền một lúc được vì tính chất của siêu thị là bán cho người tiêu dùng hàng ngày. Khi các HTX, địa phương chỉ tập trung sản xuất một nhóm sản phẩm, mặc dù sản phẩm tốt, chất lượng tốt, bao bì tốt thì cũng khó tiêu thụ.

“Vấn đề các HTX chia sẻ là sản phẩm đã có trên siêu thị nhưng không được bán trực tiếp vào siêu thị là vấn đề mà bên siêu thị cũng đang rất khó xử. Vì siêu thị nhập hàng thì phải vận chuyển hàng từ Nam ra Bắc hoặc ngược lại, mà hiện tại, các HTX chưa làm được việc đó, siêu thị sẽ phải làm. Nhưng mỗi lần đi thì phải rất nhiều sản phẩm mới đủ một chuyến xe chạy từ Bắc vào Nam hay từ Nam ra Bắc. Đây là vấn đề khá khó khăn cho cả bên siêu thị và các hợp tác xã, các tỉnh thành” – ông Kiều Song Hào cho biết.

Để chia sẻ các khó khăn và tìm giải pháp đồng hành với các tỉnh thành, đặc biệt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Tây Bắc, Đông Bắc, MM Mega Market Việt Nam đã thực hiện các giải pháp. Đầu tiên là giải pháp về kho trung chuyển.

Kho trung chuyển đầu tiên của MM Mega Market Việt Nam ở Đà Lạt, toàn bộ các sản phẩm của tỉnh Đà Lạt, Lâm Đồng hay các tỉnh lân cận sẽ thu gom về kho trung chuyển, từ đó chuyển đi khắp cả nước. Đây chính là lời giải cho bài toán đầu ra cho khâu logistics các sản phẩm của hộ nông dân.

Tiếp theo đó, MM Mega Market Việt Nam đã thành lập kho trung chuyển ở Bình Dương. Toàn bộ hàng hóa khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ sẽ tập trung tại đây để chuyển đi cả nước, đặc biệt là phía Bắc, qua đó thu hẹp khoảng cách cho người dân. Người dân không phải vận chuyển nữa mà MM Mega Market sẽ thay mặt hộ nông dân các tỉnh thành vận chuyển hàng hóa đi phía Bắc, đặc biệt người dân

Tại phía Bắc, MM Mega Market Việt Nam cũng đã triển khai các kho trung chuyển, nhưng mô hình sản phẩm phía Bắc không dồi dào như trong Nam. Vì sản phẩm mang tính chất mùa vụ, nên các kho trung chuyển phía Bắc đã có nhưng hoạt động chưa được trơn tru như phía Nam. Thời gian tới, MM Mega Việt Nam đang có một dự án thành lập đơn vị trung chuyển ở khu vực Tây Bắc để làm sao các sản phẩm ở Tây Bắc sẽ trực tiếp đi từ Bắc vào Nam thông qua kho trung chuyển của MM Mega Market Việt Nam. Từ đó gỡ khó cho các hộ nông dân, HTX khâu vận chuyển vì đấy là bài toán cực kỳ khó cho các đơn vị sản xuất. Họ là những đơn vị nhỏ lẻ, mà chi phí vận chuyển quá lớn thì không thể đáp ứng được tiêu chí sản phẩm như về an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, việc thiết thực nhất mà MM Mega đang thực hiện là hàng năm, vào trung tuần tháng 11 sẽ tổ chức Tuần lễ giới thiệu hàng OCOP, các mặt hàng nông thôn tiêu biểu, các mặt hàng đặc sản của các tỉnh thành, HTX, hộ nông dân… tới người tiêu dùng, đặc biệt người tiêu dùng Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng. Các tỉnh thành có nhu cầu có thể đăng ký với MM Mega để giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng qua con đường ngắn nhất, nhanh nhất.

很赞哦!(32248)