Chúng ta có các quy định như: chào cờ Tổ quốc,ờichàosaokhóthếlịch thi đấu benfica học sinh chào khi giáo viên vào lớp, diễn viên chào khi ra sân khấu… Những nguyên tắc tối thiểu trên nếu ai không thực hiện thì sẽ bị đánh giá là thiếu tôn trọng, mất lịch sự. Ấy thế nhưng có một kiểu khác đó là chào khi gặp nhau thì không có văn bản nào quy định, nó là một tập tục thuộc phép lịch sự thông thường. Có thể chào bằng lời,bằng cái gật đầu, bằng nụ cười hay theo kiểu của lực lượng vũ trang như cảnh sát giao thông chào người đi đường khi mời họ vào kiểm tra.
Không kể người lớn hay nhỏ tuổi, quen hay không khi gặp nhau, lời chào thể hiện nét lịch sự, tôn trọng nhau, tạo mối quan hệ thân thiện với nhau. Chứng kiến nhiều hiện tượng mà bản thân người viết cảm thấy áy náy, gờn gợn trong lòng về nét lịch sự tối thiểu của người Việt chúng ta, đặc biệt là tuổi trẻ. Nhiều bạn trẻ đến nhà bạn thì chỉ hỏi đến bạn mình, mặc dù thấy nhiều người khác xung quanh nhưng không có một lời chào dù là “ tổng chào”. Trong cùng khu tập thể, biết đó là hàng xóm nhưng lên xuống cầu thang cũng không một lời chào hoặc cử chỉ gì đó thể hiện thân thiết. Đến trường học gặp bác giám thị, người giữ xe coi như không nhìn thấy… Thế nhưng không thiếu những kiểu chào: hi, hello… cho nó ra kiểu Tây, chào người lớn có lẽ hiếm hoi quá.
Người Thái, Lào, Campuchia… chắp tay trước ngực để chào theo phong cách nhà Phật rất trân trọng. Có dịp đến làm việc ở Pháp, từ Thủ đô Pari cho đến thị trấn nhỏ Mauble nơi tôi ở,đi đến đâu cũng thấy câu Bonjour (chào) thường trực ở cửa miệng mỗi người. Vào công sở gặp nhau: chào; gặp ở hành lang: chào; vào thang máy: chào… Lúc đầu tôi nghĩ họ thấy mình lạ, người nước ngoài nên chào mình, nhưng không phải vậy. Thời gian sau tôi mới biết đây là “luật chào” của họ. Rồi theo phép lịch sự chúng tôi cũng phải chào và đáp chào với họ như bản năng thông thường. Chúng ta nhìn thấy hình ảnh người Nhật cúi chào khi gặp người đối diện dù người đó lớn tuổi hay nhỏ tuổi, dù ở chức vụ gì. Người Nhật quan niệm cúi chào không làm hạ thấp mình mà chính là nâng mình lên bằng nét lịch sự tối thiểu.
Chào không quá khó và cũng chẳng tốn kém gì! Nhìn lại chúng ta, tuổi trẻ bây giờ lời chào sao mà hiếm hoi thế. Nên chăng nên đưa vào giáo dục công dân nội dung chào hỏi để nhắc nhở tuổi trẻ biết tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình. Để lời chào trở thành thói quen bản năng của mỗi người! Mong lắm thay…