Từng tâm sự vớiChất lượng Việt Nam,àkhoahọccũngthiếusáchthamkhảthứ hạng của preston north end GS Trần Văn Sung, nguyên Viện trưởng viện Hóa học, viện Hàn lâm KHCN Việt Nam cho biết, những người làm nghiên cứu như ông mong muốn có một thư viện đầy đủ các tạp chí về chuyên ngành, để cập nhật những thông tin mới, hướng nghiên cứu và các thành tựu của khoa học thế giới. Tuy nhiên, giá các cuốn tạp chí khá đắt với đồng lương ít ỏi của các nhà khoa học, nên họ không phải lúc nào cũng cập nhật thông tin.
Vì đâu ?
Đánh giá vấn đề này, Bộ KHCN đã chỉ ra, ngoài Cục Thông tin KHCN quốc gia, chỉ có Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam có đầu tư cho bổ sung nguồn tin KHCN ổn định ở mức 7,5-8 tỷ đồng/năm, còn các đơn vị khác rất ít và thất thường. Nhiều tổ chức KHCN, thậm chí là viện nghiên cứu lớn không dành kinh phí cho hoạt động thông tin KHCN, không mua sách, tạp chí KHCN...
Tạp chí khoa học của nước ngoài vẫn là mơ ước xa xỉ của nhiều nhà khoa học Việt Nam
Một hiện tượng không phải hiếm trong việc thực hiện các nhiệm vụ KHCN các cấp hiện nay là sự trùng lặp về nội dung nghiên cứu, tức là một phần hoặc toàn bộ nội dung nghiên cứu của nhiệm vụ này đã từng được thực hiện trong khuôn khổ của nhiệm vụ khác. Sự trùng lặp này gây lãng phí về nguồn lực, công sức, thời gian và tạo ra dư luận không tốt về tính công khai, minh bạch trong việc thực hiện các nhiệm vụ KHCN. Để giảm thiểu tình trạng này thì biện pháp chủ yếu là kiểm soát chặt chẽ từ giai đoạn xác định, đặt hàng nhiệm vụ KHCN thông qua việc tra cứu và sử dụng thông tin sẵn có về các nhiệm vụ KHCN đang triển khai và đã hoàn thành. Tuy vậy, Nghị định 159/NĐ-CP chưa quy định vấn đề này, nên không có cơ sở để bắt buộc các cơ quan có thẩm quyền phải sử dụng thông tin tra trùng trong quá trình xác định, tổ chức thực hiện nhiệm vụ KHCN.
Mặt khác, dù nguồn lực dành cho phát triển nguồn tin KHCN còn rất hạn chế nhưng đã xuất hiện tình trạng chồng chéo, không có sự điều hòa, phối hợp phát triển các nguồn tin KHCN bằng kinh phí sự nghiệp KHCN. Từ năm 2004, Cục Thông tin KHCN Quốc gia đã tổ chức duy trì và phát triển Liên hiệp thư viện Việt Nam về các nguồn thông tin KHCN (Vietnam Library Consortium) với 50 đơn vị thành viên, tổ chức phối hợp bổ sung, chia sẻ nguồn tin điện tử ở Việt Nam nhằm tiết kiệm kinh phí, tăng cường nguồn tin phục vụ nghiên cứu và đào tạo. Tuy nhiên, đây chỉ là hoạt động dựa trên cơ sở đồng thuận, tự nguyện.
Hiện nay, cũng chưa có quy định điều chỉnh về xây dựng, vận hành và phát triển hạ tầng thông tin KHCN, mặc dù mạng thông tin nghiên cứu và đào tạo quốc gia dù Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam (VinaREN) được Chính phủ cho phép thành lập chính thức và đi vào hoạt động từ năm 2008. Vì vậy, nguyên Thứ trưởng bộ KHCN Nguyễn Văn Lạng từng băn khoăn về việc nước ta chưa tận dụng được nguồn tài nguyên từ mạng VinaREN này.
Điều chỉnh như nào?
Dự thảo Nghị định mới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ sẽ lần đầu tiên đề cập trọn vẹn chu trình liên quan đến thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ khi xác định nhiệm vụ đến khi ứng dụng vào thực tiễn và được đưa vào cơ sở dữ liệu quốc gia về KHCN.
Dự thảo Nghị định cụ thể hóa Khoản 8 Điều 50 Luật KHCN năm 2013, đề cập đến việc đảm bảo phân bổ ngân sách hàng năm cho thông tin khoa học và công nghệ theo xu hướng tăng dần. Cụ thể, Ngân sách dành cho hoạt động thông tin KHCN phải được ghi thành một mục chi riêng trong mục lục ngân sách nhà nước hằng năm cho KHCN của bộ, ngành, địa phương.
Để đảm bảo phát triển hoạt động thông tin KHCN, Dự thảo Nghị định đưa ra một số điều cụ thể liên quan đến định hướng phát triển nguồn tin KHCN, cơ chế phối hợp bổ sung, cập nhật, chia sẻ và khai thác các nguồn tin KHCN thông qua Liên hợp thư viện Việt Nam về nguồn tin KHCN và Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thông tin KHCN...
Nhật Minh