Tại Hà Nội,ọcsinhcảnướchânhoankhaigiảngnămhọcmớxem bđ trực tiếp các trường tổ chức đón học sinh đầu cấp từ 7 giờ sáng, bắt đầu với việc chào cờ Tổ quốc, hát Quốc ca và các hoạt động như: Đọc thư của Chủ tịch nước gửi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhân ngày khai trường; các hoạt động tập thể (văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian...).
Năm học 2023 - 2024 hứa hẹn nhiều đổi mới, trao đổi với phóng viên báo Tin tức, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết: Đây là năm học có ý nghĩa, vai trò quan trọng của lộ trình đổi mới giáo dục phổ thông, mà trọng tâm là triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong đó, bên cạnh việc tiếp tục rà soát, triển khai các lớp đã thực hiện theo chương trình mới, năm học này tập trung triển khai mới với các lớp 4, 8, 11 và chuẩn bị điều kiện triển khai các lớp cuối cấp 5, 9, 12 (bao gồm cả phần việc biên soạn sách giáo khoa, thẩm định, chuẩn bị các điều kiện phát hành). Vì vậy, đây là một năm với lượng công việc nhiều, tầm quan trọng lớn, chất lượng công việc có tác động lớn tới chất lượng đổi mới giáo dục phổ thông.
Việc chuẩn bị sách giáo khoa cho các năm cuối cấp lớp 5, lớp 9, lớp 12 đòi hỏi đặc biệt hơn bởi đây là các lớp cuối cấp và cũng là cuối cùng của giai đoạn triển khai cuốn chiếu chương trình giáo dục phổ thông 2018.
"Chúng tôi xác định trong quá trình triển khai, năm học này phải tập trung chỉ đạo, điều hành, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát cao độ để hoàn thành công việc, tạo đà cho lộ trình đổi mới giáo dục phổ thông", Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định.
Trong tiến trình đổi mới giáo dục phổ thông, năm nay, Bộ GD&ĐT đặt nhiệm vụ tiếp tục đổi mới giáo dục phổ thông theo chiều sâu, ở từng nội dung giáo dục, từng môn học, từng hoạt động. Đổi mới ở các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Toán học, Mỹ thuật, Ngoại ngữ... Đội ngũ giáo viên cần phải được hỗ trợ nhiều hơn, tăng cường hơn nữa về phương pháp và chuẩn bị nhiều hơn các điều kiện để đảm bảo đổi mới theo chiều sâu, chất lượng.
Trước mắt, thực hiện nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao, Bộ GD&ĐT sẽ tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Nhìn lại chặng đường 10 năm đổi mới, xác định hướng phát triển giáo dục cho chặng đường tiếp theo.
Một trong những nhiệm vụ xây dựng và phát triển quan trọng là chuẩn bị xây dựng Luật Nhà giáo, dự kiến hoàn thành và trình Quốc hội trong năm 2024. Nếu được thông qua, bộ luật này sẽ tạo ra sự thay đổi lớn tích cực về thể chế để phát triển đội ngũ nhà giáo nói riêng và phát triển giáo dục nói chung.
Năm học 2023 - 2024, Bộ GD&ĐT được Chính phủ, Quốc hội giao rà soát các bộ luật quan trọng của ngành như Luật Giáo dục đại học. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, mở đường cho tự chủ đại học. Đến thời điểm này, nhiều nội dung cần rà soát, bổ sung cho phù hợp hơn với thực tiễn. Bộ GD&ĐT cũng sẽ triển khai thí điểm chương trình giáo dục mầm non mới; chương trình giáo dục thường xuyên đổi mới theo hướng tăng cường điều kiện, đội ngũ giáo viên, dạy học kiểm tra, đánh giá trong toàn hệ thống.
Một số hình ảnh tại lễ khai giảng ở Hà Nội: