88Point

Bon chen thành phố mới 15 năm, nhưng quãng thời gian lìa cánh đồng qu&e spezia – sassuolo

【spezia – sassuolo】Nhớ, thèm cái rét tuổi thơ!

Bon chen thành phố mới 15 năm,ớthèmcáiréttuổithơspezia – sassuolo nhưng quãng thời gian lìa cánh đồng quê của tôi thì ngót nghét hai chục năm tròn. Cũng chẳng lâu lắm, nhưng nhớ về những chuyện “hôm qua” mà nhiều khi cứ ngỡ là cổ tích.

Năm nào cũng vậy, khi nghe con gió vi vút quạnh hiu thi nhau rít trên ngọn phi lao, khi bầu trời bắt đầu trở bệnh như người ốm, tê tái đi, cũng là lúc đám trẻ chúng tôi biết một mùa Đông lại đến.

Đầu tháng 10, những con gió bắt đầu biết lạnh. Gió thổi từ tít cánh đồng xa, tràn qua thửa ruộng trơ gốc rạ, rồi men theo các con đường đầy đất đỏ, len lỏi vào làng.

Mùa Đông bắt đầu bằng tiếng kẽo kẹt của rặng tre đầu ngõ, bằng lâm thâm mưa phùn, bằng những cái nhún chân của đám trẻ khi trời lạnh và bằng cả vết nứt nơi gót chân, sờ vào nghe ram ráp.

Với đám trẻ, có vẻ như mùa nào mới bắt đầu cũng được chào đón bằng niềm hân hoan rất riêng. Và mùa Đông quê, đám trẻ trâu lại có cho mình vô vàn niềm vui trong trẻo.

Tôi còn nhớ mãi, ngày bé, mỗi độ Đông về, thể nào cũng chào mùa bằng một buổi trời trở gió. Gió lạnh đánh úp cái làng quê bằng tiếng kẽo kẹt giữa đêm của bụi tre già, bằng tiếng thở dài của mẹ…

Người lớn mở ngăn tủ, lấy ra những bộ quần áo mùa Đông. Đám trẻ vô ưu, vừa chờ một mùa nổi lửa ngoài cánh đồng vắng, vừa hí hửng vì sắp đến Tết, sắp được xem mổ lợn, gói bánh chưng và may áo mới.

Mùa Đông, cánh đồng quê như rộng hơn. Phần vì nhiều nơi bỏ hoang, phần vì người ra đồng cũng vắng thưa đi nhiều. Tiếng ồn ã duy nhất có chăng của đám trẻ trâu gọi nhau í ới, của những lần hò nhau đuổi chuột, bắt rắn.

Tôi đã có bao mùa Đông như thế, cùng đám bạn nghèo mang bò ra đồng thả, rồi đào chuột, bắt ếch, nướng khoai… Hành trang lúc rời nhà là cái ống bơ có quai bằng dây thép, một cái bật lửa. Nhóm lửa, nhặt quả phi lao khô, cho vào ống bơ quay vài vòng là có thể giữ lửa, giữ ấm cả buổi. Đó cũng là cái hỏa lò mini đi động để bắt đầu cho những bữa tiệc thịnh soạn phía trước.

Dư vị của những mùa Đông là miếng thịt chuột đen đúa, lấm lem. Là mẩu thịt rắn vàng ươm, ngậy mỡ. Là những củ khoai tròn lông lốc, thơm phức, nóng hổi, vừa ăn vừa xuýt xoa.

Mùa Đông, cái rét ngọt mang lại những khoái cảm rất riêng. Ngày bé, dù học cấp 1 hay cấp 2, cũng chỉ học nửa ngày, thời gian còn lại là phụ giúp gia đình, mà việc cơ bản nhất vẫn là thả trâu, bò. Đó thực sự là những hoạt động thể chất đáng yêu và bổ ích.

Cánh đồng quê mùa Đông vậy thôi, nhưng có một mê lực thật khó diễn tả. Hôm nào trời mưa phùn, gió bấc không thể ra đồng, y như rằng, cảm giác thật bứt rứt, khó chịu. Bọn trẻ như kiến bò chảo nóng, chẳng biết làm gì.

Cũng may, những ngày như thế, thể nào mẹ hay chị cũng bắc cái chảo lên bếp, đảo lấy một mẻ lạc. Rang xong, ủ giòn, lấy tay chà cho hết vỏ, rồi thổi tung lên, bắt lửa bếp như những bông pháo. Rồi chỉ một loáng sau đó, sẵn mật mía tích trong cái chum sành màu nâu đất và thêm cái lá chuối cắt vội vườn nhà, một mẻ kẹo lạc dẻo thơm đã nhanh chóng xóa đi cái cuồng chân của tụi nhỏ. Thay vào đó là tiếng nhai bóp bép, của những cái miệng háu đói.

Có bữa đi thả bò, chỉ vì nhặt được vài quả trứng vịt, mải đem đắp bùn nướng, ham vui, háu ăn, đứa bạn tôi để lạc bò. Rồi vừa đi vừa khóc. Giọt nước mắt vì ân hận, vì sợ bị đòn, hay bị mắng cũng chẳng biết nữa.

Tối đó, cả đám trẻ trâu cũng thấp thỏm như chính con bò, con trâu mình thả đi lạc. Và chỉ khi nghe trên loa truyền thanh hợp tác ra rả thông báo: Ông A, ở đội B có bắt được một con bò đi lạc, gia đình nào lạc bò thì lên dắt về…., thì những cái đầu trẻ thơ mới thực sự được giải phóng.

Bao năm xa quê, cứ mỗi mùa Đông về tôi lại thấy nhớ cái tuổi thơ nghèo vật chất nhưng sáng láng về tinh thần. Có đôi lần tôi trộm nghĩ, kể ra trẻ em quê nghèo và khổ, nhưng có vẻ như đó cũng là món quà đáng quý cho ký ức tuổi thơ thêm dày, thêm nhiều kỷ niệm. Còn trẻ em thành phố, đủ đầy thật đấy, nhưng khi nghe những chuyện nông thôn lại như người cõi khác ngay trong thời đại của mình.

Kể cũng tội!

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap