Học sinh Trường THPT Nguyễn Huệ (TP. Huế) tuyên truyền về HIV
Theỗlựcphòngchốlich bong da truc tuyeno số liệu thống kê đến ngày 30/9/2016, lũy tích trên địa bàn toàn tỉnh có 304 người nhiễm HIV còn sống (trong đó, có 271 người trong tỉnh, 11 người ngoại tỉnh và 22 người là phạm nhân ở trại giam Bình Điền) và 336 trường hợp đã tử vong do AIDS. Trước thực trạng này, trung tâm không ngừng nỗ lực phối hợp chỉ đạo các cấp ủy chính quyền địa phương, kịp thời quán triệt, tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức về công tác phòng chống HIV/AIDS đến người dân.
Hàng năm, trung tâm phối hợp với các tổ chức, đoàn thể xã hội triển khai cụ thể hoạt động cam kết phòng chống HIV/AIDS đến từng địa phương, đơn vị. Ngoài ra, tổ chức các chương trình, hoạt động thông tin giáo dục thay đổi hành vi ở các huyện, thành phố, thị xã và 152 xã, phường thị trấn với nhiều hình thức, nội dung phong phú như phát tờ rơi, treo pano, áp phíc; thông tin trên đài, báo địa phương. Bên cạnh đó, còn đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư, sử dụng nhóm tuyên truyền viên, đồng đẳng viên, cộng tác viên, y tế thôn bản để tuyền thông đến các khu dân cư về chống kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS. Riêng mạng lưới cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS của ngành Y tế đã tích cực bám địa bàn, các vùng điểm nóng kịp thời tuyên truyền đến người dân, đến đối tượng có nguy cơ cao. Đây là lực lượng quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện phòng chống HIV, tạo sự đồng thuận khi triển khai các chương trình phòng chống HIV nói chung và chương trình giảm tác hại nói riêng. Nhờ đó, hoạt động tư vấn xét nghiệm đạt hiệu quả cao. Qua các buổi truyền thông, tư vấn, số người đăng ký tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện tăng hàng năm.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Lê Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Thừa Thiên Huế cho biết, đến nay có 110/152 xã, phường trên địa bàn có người nhiễm HIV. 9 tháng đầu năm 2016, có 59 trường hợp nhiễm mới; trong đó lây nhiễm qua đường tình dục chiếm 88,14%; giới tính nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ (64,4%); người nhiễm đa số có độ tuổi từ từ 20-49 tuổi. |
Chương trình chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS được kiện toàn, đầu tư về trang thiết bị, con người từ huyện đến tỉnh. Trung tâm đã huy động sự tham gia của cộng đồng, gia đình trong việc tiếp cận người nhiễm HIV để theo dõi, chăm sóc quản lý; tăng cường công tác tiếp thị, tư vấn, tập huấn cho bệnh nhân AIDS điều trị ARV và điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội bằng Cotrimoxazol. Hiện, có 289/304 trường hợp bệnh đang được điều trị thuốc ARV, sức khỏe cải thiện dần. Hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con đã tạo được ý nghĩa sâu sắc, cung cấp gói dự phòng hiệu quả, giảm tối đa trẻ bị lây truyền HIV từ mẹ. Chương trình điều trị Methadone được triển khai từ cuối năm 2014 đã mang tính ưu việt, nằm hoàn toàn trong hệ thống y tế. Đây là một mô hình “3 trong 1”: Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện (VTC), phòng khám ngoại trú điều trị cho người nhiễm HIV (OPC) và điều trị Methadone giúp người dân được tiếp cận các dịch vụ, được chăm sóc toàn diện. Mô hình này đã lồng ghép tạo điều kiện đưa bệnh nhân ở địa phương tham gia điều trị Methadone vượt kế hoạch đề ra hàng năm. Hiện tại, có 247 trường hợp điều trị thuốc Methadone, vượt kế hoạch trung tâm đề ra trong năm 2016 là 230 trường hợp.
Những kết quả đạt được trong giai đoạn vừa qua là nền tảng để Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh tiếp tục nỗ lực đưa các dịch vụ phòng chống HIV đến người dân một cách tốt nhất, nhằm đạt mục tiêu: khống chế tỷ lệ lây nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,15% vào năm 2020, hạn chế sự ảnh hưởng của HIV/AIDS đối với phát triển kinh tế xã hội.
Bình Minh