【đội hình vfl wolfsburg gặp rb leipzig】Sản lượng các thị trường mới nổi đã vọt lên
Theảnlượngcácthịtrườngmớinổiđãvọtlêđội hình vfl wolfsburg gặp rb leipzigo kết quả khảo sát, sản lượng sản xuất vẫn như tháng trước mặt dù sản xuất Trung Quốc có tăng nhẹ. Kỳ vọng của doanh nghiệp ở mức cao của năm tháng. Chỉ số phát triển kinh tế tại các thị trường mới nổi (EMI) trong tháng 8 đã phục hồi từ mức thấp thời kỳ hậu khủng hoảng tháng 7, nhưng mức sản lượng tại các thị trường mới nổi toàn cầu chỉ thể hiện mức tăng khá nhẹ. Chỉ số EMI đã tăng từ mức 49,5 điểm lên 50,7 điểm – mức thấp thứ ba trong vòng bốn năm qua. Điều đó cho thấy, chỉ số tháng 8 là mức tăng đầu tiên kể từ tháng 3 vừa qua.
Sản lượng sản xuất không thay đổi trong tháng 8 khi mức tăng nhẹ tại nền kinh tế Trung Quốc đã bị mức sụt giảm ở những thị trường khác trong khu vực châu Á và Brazil ảnh hưởng. Tăng trưởng hoạt động dịch vụ vẫn còn yếu.
Trong bốn nền kinh tế mới nổi lớn nhất, Trung Quốc và Nga có mức tăng sản lượng nhẹ sau khi trải qua tháng 7 giảm sút. Hoạt động của Brazil có mức giảm nhẹ thêm trong khi Ấn Độ lại có mức giảm sâu nhất kể từ tháng 3-2009.
Tăng trưởng đơn hàng mới đã phục hồi sau mức giảm của tháng 7. Tỷ lệ tăng trưởng rất ít tuy nhiên các đơn hàng sản xuất mới chỉ có thay đổi nhỏ trong tháng.
Nhân công việc làm tiếp tục giảm thêm trong tháng 8. Lực lượng lao động ngành sản xuất đã giảm bốn tháng liên tiếp trong khi lĩnh vực dịch vụ giảm lầu đầu tiên trong bốn năm qua – một mức giảm khá nhẹ.
Chỉ số sản lượng tương lai ở các thị trường mới nổi trong tháng 8 đã tăng tháng thứ hai liên tiếp và đạt mức cao nhất kể từ tháng 3 nhưng vẫn còn yếu hơn mức khuynh hướng của 17 tháng khảo sát. Kỳ vọng sản lượng của các nhà sản xuất yếu hơn so với các nhà cung cấp dịch vụ. Trong bốn nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới, mức kỳ vọng ở Brazil là mạnh nhất trong khi ở Trung Quốc là yếu nhất.
Ông Murat Ulgen, chuyên gia Khối Nghiên cứu Kinh tế Trung và Đông Âu và châu Phi cận Sahara nhận định, hoạt động của các thị trường mới nổi trong tháng 8 đã biểu thị sự lạc quan trở lại sau khi bị mất lực đẩy trong từng tháng kể từ tháng 4 vừa qua và đã trải qua nguyên tháng 7 suy giảm hoàn toàn.
Kết quả này có được là nhờ vào tình hình kinh doanh ở Trung Quốc và Nga đã có sự cải thiện nhẹ bù đắp lại hoạt động suy giảm quá mức ở Ấn Độ và tình hình xấu nhẹ ở Brazil. Vấn đề đặc biệt quan tâm là việc làm ở khối dịch vụ Trung Quốc đang giảm nhanh nhất kể từ cuối năm 2008. Tình hình này đã khiến thị trường lao động vốn đã giảm sút trong năm tháng vừa qua trở nên xấu thêm.
Các thị trường mới nổi tiếp tục đối mặt với những khó khăn, bằng chứng là đơn hàng xuất khẩu yếu dù các nước công nghiệp hoá đã biểu thị nhiều tín hiệu hồi phục. Tuy nhiên, thực tế chỉ số PMI của Trung Quốc quay lại mức trên 50 điểm rõ ràng là tin đáng mừng cho thấy châu Á đã phụ thuộc nhiều hơn vào nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Trung Quốc cũng cho thấy trong ngắn hạn sẽ có nhiều tiến bộ khi tác động của các biện pháp tài khoá có mục đích đã được thực hiện đầy đủ và các công ty tiếp tục giải phóng hàng tồn kho./.
Lê Thu