Cúp C1

【bongdaso.com 66】Chứng khoán tuần: Thị trường đã phản ánh hết rủi ro?

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:La liga   来源:World Cup  查看:  评论:0
内容摘要:Căng thẳng Nga – Ukraine gia tăng ở cấp độ cao hơn vượt ra khỏi những ước đoán của thị trường chỉ 1 bongdaso.com 66

Căng thẳng Nga – Ukraine gia tăng ở cấp độ cao hơn vượt ra khỏi những ước đoán của thị trường chỉ 1 tuần trước đó,ứngkhoántuầnThịtrườngđãphảnánhhếtrủbongdaso.com 66 nhưng phản ứng mạnh chủ yếu diễn ra trên thị trường quốc tế. Chẳng hạn S&P500 có 5 phiên giảm tới gần 6% ngay trước khi chiến tranh nổ ra. Trong khi đó thị trường Việt Nam được cho là chỉ bị ảnh hưởng tâm lý, nên hầu như chỉ phản ứng trong ngày 24/2 mà thôi.

Có thể nhìn biến động thị trường để cho rằng tâm lý nhà đầu tư khá ổn định trước diễn biến bất ngờ này. Thứ nhất là mức giảm 17,45 điểm hôm 24/2 không quá mạnh, chỉ như diễn biến điều chỉnh thông thường, thậm chí còn nhẹ hơn nhiều phiên trong tháng 2. Thứ hai, thanh khoản tăng vọt hôm 24/2 thể hiện nhu cầu bắt đáy mạnh mẽ. Phần lớn cổ phiếu phục hồi giá và chỉ còn duy trì mức giảm như biến động điều chỉnh thông thường.

Chứng khoán tuần: Thị trường đã phản ánh hết rủi ro?

Thống kê cho thấy rất ít cổ phiếu còn dấu vết tác động rõ rệt chỉ sau 1 ngày. Cho đến ngày 23/2 thị trường vẫn còn trong đà tăng tốt. Tính riêng hai ngày cuối tuần – hai phiên thị trường phản ứng đầy đủ với sự kiện Nga – Ukraine – thì VN-Index giảm khoảng 0,89%. Các cổ phiếu trong VN100 xuất hiện 70 mã giảm giá trong 2 ngày cuối tuần so với phiên trước khi sự kiện nổ ra, tương đương 70%. Tuy nhiên chỉ có 56% là giảm tương đương với mức giảm ở chỉ số trở lên. Chỉ có 31% số cổ phiếu là giảm trên 2%.

Việc thị trường thể hiện sức mạnh thường được xem là đã phản ánh hết rủi ro. Thậm chí rất nhiều tư vấn từ các môi giới cho rằng rung lắc này là cơ hội tuyệt vời để mua vào. Tuy vậy đây không hẳn là cơ hội với tất cả cổ phiếu và với một sự kiện tầm cỡ như cuộc chiến Nga – Ukraine thì không thể chấm dứt trong một vài ngày.

Câu chuyện trừng phạt của các nước đối với Nga sẽ là tâm điểm của thị trường trong thời gian tới. Việc “ăn miếng trả miếng” các lệnh trừng phạt mới là điều thị trường chưa thể dự đoán được, chứ không phải kết cục cuộc chiến. Chẳng hạn cuối tuần qua, một số ngân hàng Nga đã bị ngắt kết nối với hệ thống SWIFT - hệ thống cung cấp dịch vụ tin nhắn cho các ngân hàng ở hơn 200 nước. Theo đánh giá của Ủy ban châu Âu, việc ngắt kết nối các ngân hàng Nga với SWIFT sẽ “phong tỏa một cách thiết thực hoạt động xuất nhập khẩu của Nga”. Một loạt nước cũng đóng băng không phận đối với các hãng hàng không Nga...

Nhìn chung hai ngày cuối tuần sẽ là “ngày của lệnh trừng phạt và đáp trả”. Thị trường đang tạm nghỉ nên chưa thể phản ứng hết những bước đi mới này. Mặt khác, Nga cũng chưa công bố các biện pháp đáp trả. Cuộc chiến đã nổ ra và sức ép trừng phạt đã xuất hiện, nghĩa là mọi việc không thể dừng lại được nữa và các biện pháp đáp trả cũng sẽ tương xứng. Điều này sẽ gây tổn hại chưa thể lường trước được với các thị trường, từ tài chính tới hàng hóa...

Trước khi cuộc chiến Nga – Ukraine thật sự nổ ra, giới phân tích toàn cầu đã xác định chiến tranh là điều mà thế giới không mong đợi. Nguyên nhân là ảnh hưởng quá lớn của dịch bệnh, tắc nghẽn chuỗi cung ứng, lạm phát lên cao. Chiến tranh sẽ thúc đẩy các loại chi phí lên, đặc biệt là giá dầu, giá lương thực... Với các lệnh trừng phạt mới và các biện pháp đáp trả, sự căng thẳng này sẽ còn gia tăng nữa và thị trường chưa thể có thông tin đầy đủ để đánh giá.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 25/2

Giá đóng

cửa

ngày 18/2

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 25/2

Giá đóng

cửa

ngày 18/2

Mức

tăng

(%)

CLW

31.5

37.5

-16

VMD

39.05

28.15

38.72

TNC

33.95

38.4

-11.59

AGM

51.6

37.2

38.71

TS4

3.4

3.8

-10.53

FRT

125

102.5

21.95

TTB

10.45

11.55

-9.52

ASP

15.2

12.8

18.75

LCG

18.85

20.5

-8.05

TGG

18.9

15.95

18.5

HAG

10.2

11

-7.27

TMS

94.5

80.9

16.81

TTE

15.8

17

-7.06

BMC

26.25

22.65

15.89

TDP

24.5

26.3

-6.84

PGC

26.6

23.05

15.4

HNG

9.12

9.75

-6.46

HU1

14.5

12.75

13.73

SGR

29.5

31.5

-6.35

PSH

27.2

23.95

13.57

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 25/2

Giá đóng

cửa

ngày 18/2

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 25/2

Giá đóng

cửa

ngày 18/2

Mức

tăng

(%)

BST

14.7

17.7

-16.95

SMT

24.7

15.5

59.35

ATS

24

28.4

-15.49

PDC

12.6

8

57.5

DTK

14.7

16.5

-10.91

PMB

22.3

15.4

44.81

DNC

55.1

61.5

-10.41

PCE

33.4

24.1

38.59

SGC

86.9

96.5

-9.95

PSE

24.3

17.9

35.75

CKV

19.2

21.2

-9.43

PMP

20.7

15.6

32.69

RCL

22.7

25

-9.2

HUT

30.7

23.2

32.33

SGD

16.8

18.5

-9.19

PBP

30.7

23.3

31.76

KTT

14.6

16

-8.75

PVC

20

15.2

31.58

L18

61.7

67.5

-8.59

PSW

23.5

18

30.56

Diễn biến thị trường trong hai ngày cuối tuần – khi chiến tranh nổ ra – vẫn chưa phản ánh hết những diễn tiến trong tương lai. Ví dụ sau những lệnh trừng phạt đầu tiên, như đóng băng tài sản cá nhân, cấm cấp thị thực.... thị trường thở phào vì đó là những yếu tố ít tác động, dẫn đến phiên đảo chiều phục hồi tốt về cuối tuần trên khắp thế giới. Tuy vậy các lệnh trừng phạt cụ thể liên quan đến kinh tế vẫn chưa được công bố và Nga cũng chưa có đáp trả nào. Thị trường dầu mỏ, khí đốt và hàng hóa là những thị trường nhạy cảm nhất cũng đang nghỉ giao dịch.

Mặc dù cuộc chiến ở khá xa Việt Nam, nhưng ảnh hưởng của nó sẽ không chỉ mang tính tâm lý. Đơn giản vì các hiệu ứng phụ của cuộc chiến – là các lệnh trừng phạt – sẽ ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động thương mại toàn cầu. Đơn cử giá hàng hóa cơ bản, nhiên liệu tăng vọt sẽ tác động đến lạm phát khắp nơi. Do đó việc thị trường bình tĩnh nhanh trong hai ngày cuối tuần qua là tín hiệu tốt, nhưng chưa phải là điều kiện để lạc quan thái quá.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị

khớp lệnh

(tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

bán (tỉ đồng)

14.2.2022

25,976.9

1,159.7

1,453.7

15.2.2022

18,883.2

1,841.8

850.4

16.2.2022

19,809.4

878.7

917.2

17.2.2022

20,169.8

1,606.7

970.9

18.2.2022

23,439.2

1,160.4

1,108.9

21.2.2022

24,704.9

878.2

700.5

22.2.2022

30,588.8

1,020.0

1,129.0

23.2.2022

24,589.1

1,103.4

981.3

24.2.2022

38,902.4

1,530.0

1,898.4

25.2.2022

27,702.9

1,427.0

1,509.6

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap