Bà Phan Thị Minh Giang,ềutộiphạmmuabánngườilợidụngmạngxãhộiđểdụdỗnạnnhâlyon đấu với clermont đại diện Cục Lãnh sự chia sẻ về tình hình hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống buôn người. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+) |
Trong sáu tháng đầu năm 2022, tình hình tội phạm mua bán người tiếp tục diễn biến phức tạp với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, đa dạng hơn bởi các đối tượng triệt để lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi.
Đó là nội dung được công bố trong hội nghị cung cấp thông tin về nhân quyền do Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức ngày 28/7.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo về Nhân quyền, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Công an, cho hay cơ quan chức năng đã phát hiện, điều tra 33 vụ mua bán người, giải cứu 66 nạn nhân.
Theo ông, các đối tượng lập hội, nhóm kín “Cho và nhận con nuôi” trên mạng xã hội, tìm kiếm những phụ nữ có thai nhưng không có nhu cầu nuôi con hoặc có hoàn cảnh kinh tế khó khăn để xin con nuôi, sau đó đem bán lấy tiền hưởng lợi; dụ dỗ, môi giới việc làm, lừa bán cho các chủ tàu khai thác thủy sản trên biển, nhiều trường hợp bị cưỡng bức lao động.
Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng đã phát hiện nhiều đường dây khép kín nhằm dụ dỗ, lừa gạt, mua bán nạn nhân trong nước để đưa ra nước ngoài nhiều mục dích khác nhau, như bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, kết hôn và cho-nhận con nuôi trái pháp luật...
Đáng chú ý, các đối tượng thông qua mạng xã hội để dụ dỗ, lừa gạt, tuyển mộ lao động Việt Nam sang Campuchia làm việc với hứa hẹn mức lương cao, công việc nhàn hạ, sau đó tổ chức cho nạn nhân vượt biên trái phép và bán vào các cơ sở đánh bạc trực tuyến, cơ sở kinh doanh dịch vụ massage, karaoke trá hình do người nước ngoài điều hành, nhiều nạn nhân bị ép bán dâm hoặc bị cưỡng bức lao động, muốn về nước phải trả một khoản tiền chuộc lớn.
Đoàn Việt Nam tham dự Khóa họp thường kỳ lần thứ 50 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc năm 2022. (Ảnh: TTXVN) |
Bà Phan Thị Minh Giang (Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao) cũng nêu những nỗ lực của Việt Nam trong việc phòng chống mua bán người.
“Thời gian gần đây, phía Việt Nam tích cực hợp tác quốc tế trong việc xác minh, bảo vệ nạn nhân bị mua bán. Bộ Ngoại giao đã kịp thời chỉ đạo cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo dõi sát sao tình hình công dân trên địa bàn để có biện pháp xử lý nhanh chóng,” bà Phan Thị Minh Giang nói.
Trong sáu tháng cuối năm, nhiều hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người” và “Ngảy toàn dân phòng, chống mua bán người” sẽ diễn ra như lễ kỷ niệm, hội nghị, hội thảo và triển lãm nghệ thuật tuyên truyền về công tác phòng, chống mua bán người. Đặc biệt, Lễ ký kết và triển khai Quy chế phối hợp giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Bộ Ngoại giao sẽ diễn ra để tăng cường công tác phối hợp liên ngành.
Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ sẽ tiếp tục được thực hiện ráo riết.
(Theo Vietnam+)
Các mạng xã hội phải chấm dứt việc hưởng lợi từ việc phát tán tin giả
Theo lãnh đạo Cục Báo chí, các mạng xã hội phải làm tốt hơn và phải chấm dứt việc hưởng lợi từ việc phát tán tin giả. Điều này không chỉ dừng lại ở việc nhận thức, nếu không làm thì phải có chế tài.