Trong những ngày qua,ỗtrợtiêuthụnôngsảnchonôngdâncầnphéptínhdàihơsoi kèo girona trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, hình ảnh các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân mang dưa hấu, thanh long ra vệ đường bán cho người lại qua xuất hiện ở nhiều nơi. Người bán và người mua đều có chung tâm trạng là chung tay giúp người nông dân trong hoàn cảnh ngặt nghèo được mùa mất giá và ế ẩm, tinh thần của họ đều hồ hởi, vui vẻ.
Trên đường Đỗ Xuân Hợp - quận 9 chiều ngày 11/2, ba bốn chiếc xe tải bán dưa hấu đông nghịt người mua bán và hàng hóa nhanh chóng được tiêu thụ hết. Việc bán dưa hấu tại đây do một nhóm gồm 7 tiểu thương ở khu vực phường Phước Bình, quận 9 tham gia tổ chức và gần 100 tấn dưa hấu đã được tiêu thụ trong những ngày qua. Bà Mến, tiểu thương tham gia bán dưa hấu cho biết, dưa hấu được người dân hưởng ứng tiêu thụ rất nhanh và công việc này sẽ còn tiếp diễn.
Theo Sở Công Thương tỉnh Long An, tỉnh Long An hiện có 11.825,7ha trồng thanh long, diện tích cho trái khoảng 9.586,2ha, sản lượng đạt 317.932 tấn. Sản lượng thanh long chưa tiêu thụ được từ cuối tháng 1/2020 đến nay khoảng 30.000 tấn. Chưa hết, trong tháng 2 này, sẽ thu hái thêm 59.580 tấn và 31.750 tấn trong tháng 3 tới.
Ông Nguyễn Hữu Dũng - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp - cho hay, Đồng Tháp có sản phẩm chủ lực là xoài, sản lượng hơn 90.000 tấn và sẽ thu hoạch rộ vào tháng 3/2020. Đồng Tháp cón có 11.000 tấn khoai lang, 6.700 tấn ớt, 1.200 tấn nhãn tồn đọng, hàng hóa này chủ yếu xuất đi Trung Quốc nhưng hiện hướng đi này đang trắc trở, gây khó cho người trồng tỉa. Không chỉ có Long An, Đồng Tháp, nhiều khu vực ở miền Nam và Tây Nguyên sản lượng chuối, mít, xoài, sầu riêng ,chôm chôm đang và sắp thu hoạch với sản lượng rất lớn dự báo sẽ kẹt “đầu ra” khiến cho không ít người trồng và doanh nghiệp thu mua đứng ngồi không yên.
Các thành viên của Quỹ Khởi nghiệp xanh tham gia thu mua thanh long giúp nông dân Long An |
Những ngày qua, khắp nơi trên cả nước đã chung tay thu mua nông sản ế ẩm để giúp nông dân. Tuy nhiên, cách làm này chỉ là giải pháp tình thế, chưa thể cứu được một mùa vụ thất bát đang diễn ra. Trước tình cảnh thanh long, dưa hấu dồn ứ không tiêu thụ được, Quỹ Khởi nghiệp xanh tổ chức thực hiện chương trình Yêu thương nông dân (Love Farmers) và thu mua, tiêu thụ hàng chục tấn thanh long, dưa hấu để hỗ trợ nông dân. Bà Dương Thị Bích Diệp - Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Khởi nghiệp xanh - cho biết, từ những hoạt động mang tính thời điểm, ngắn hạn như thu mua, “giải cứu” thanh long, dưa hấu chúng tôi đang tiến tới thực hiện những chương trình dài hơi hơn như hỗ trợ khởi nghiệp nông nghiệp, thu hút tri thức trẻ khởi nghiệp nông nghiệp, chuyển giao khoa học công nghệ cho bà con nông dân, liên kết với doanh nghiệp để hình thành nên chuỗi sản xuất nông nghiệp khép kín nhằm tránh các rủi ro và tăng giá trị cho nông phẩm.
Theo bà Diệp, Quỹ Khởi nghiệp xanh hiện đã hợp tác với Công ty Lavifood để đặt hàng, sản xuất riêng những sản phẩm nông sản chất lượng cao như nước ép thanh long, nước ép dưa hấu mang tên Love Farmers để giới thiệu ra thị trường. Toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh các sản phẩm này sẽ được tái đầu tư cho các chương trình hỗ trợ nông dân, phát triển nông nghiệp Việt Nam.
Theo các chuyên gia về nông nghiệp, việc dưa hấu, thanh long và sắp tới có thể là chuối, xoài, mít, sầu riêng sẽ bị dồn ứ vì thị trường Trung Quốc chưa khơi thông chưa hẳn là yếu tố khách quan. Để chủ động “đầu ra” cho nông phẩm Việt trong tâm thế chủ quan, tính căn cơ là cần nắm rõ được cơ bản nhu cầu của thị trường và làm chủ được khâu bán hàng. Để làm được điều này, ngành nông nghiệp cần phải thay đổi, đó là tập trung sản xuất ra những sản phẩm mà thị trường có nhu cầu, hình thành nên chuỗi sản xuất khép kín (sản xuất - chế biến - xuất khẩu) tập trung, quy mô công nghiệp. Khi ngành nông nghiệp có sản phẩm chất lượng, đa dạng mẫu mã, được sản xuất từ chuỗi khép kín quy mô công nghiệp với sự tham gia đầu tư, quản trị của các doanh nghiệp lớn, lúc đó nông phẩm của Việt Nam sẽ giảm thiểu sự cầu cạnh thị trường, nhất là thị trường Trung Quốc.