【keo bd hom nay va ngay mai】Trải nghiệm sáng tạo cho học sinh

Trải nghiệm ẩm thực trong không gian văn hoá Lục Bộ

Trường THCS Lý Tự Trọng ở ven đô Huế,ảinghiệmsángtạochohọkeo bd hom nay va ngay mai gặp nhiều khó khăn. Ban Giám hiệu (BGH) nhà trường đã tìm cách làm mới để giúp chương trình vận hành đúng định hướng; vận dụng các mối quan hệ xã hội, phụ huynh, động viên đội ngũ để mở ra hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS hiệu quả.

“Tình trạng học sinh (HS) chỉ tập trung học kiến thức, bị nhồi nhét, quá tải, áp lực học tập, nên rời ghế nhà trường, nhiều em lơ ngơ, mò mẫm học cách “sống” và không ít bị “vấp ngã” là có thật.… Cải thiện tình hình nhằm nâng cao hiểu biết xã hội cho HS là động lực để Trường THCS Lý Tự Trọng đưa hoạt động trải nghiệm đến với HS”, Hiệu trưởng Nguyễn Thanh Hải chia sẻ.

Với sự kết hợp các tổ chức đoàn, đội và hội phụ huynh, trong học kỳ I này, 240 HS khối 6,7,8 được tham gia học tập tại Đại Nội dưới hình thức tổ chức dạy học tích hợp liên môn văn, sử, địa và giáo dục công dân lớp 6, 7; tiếng Anh lớp 8; giúp các em khám phá những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di sản trên quê hương; tự cảm nhận ý thức, việc làm cụ thể để bảo tồn, nâng cao giá trị của quần thể di tích Huế.

Chia theo nhóm, trong vai khách du lịch, HS nghe hướng dẫn viên thuyết minh bằng tiếng Anh, sử dụng kiến thức đã học để tập giao tiếp bằng tiếng Anh và sau đó, trong vai nhà nghiên cứu, nhà bảo tồn, sử học, hướng dẫn viên du lịch để tìm hiểu và viết bài thuyết trình… chuẩn bị kiến thức để tranh luận thông tin về lịch sử, văn hóa, địa lý, kiến trúc… của kinh thành Huế. Các em còn được trải nghiệm học và làm diều, hoa giấy, bánh ngũ sắc, chằm nón bài thơ, nấu chè hạt sen trong không gian văn hóa Lục Bộ. Điều thú vị nữa là, tham gia với các em còn có các bậc phụ huynh và thầy cô giáo trong trường. Tất cả “vào vai” hết sức tự nhiên và thân thiện.

Lê Na, HS lớp 6, cho biết rất háo hức cho chuyến đi. Tối hôm trước, dù Na hỏi ông của mình nhiều điều về Đại Nội nhưng tận mắt nhìn thấy và nghe các cô, chú hướng dẫn viên du lịch cùng những lời bình em vẫn thấy rất thích thú. Điều này là động lực để Na tìm hiểu thêm về di sản của quê hương”. Trần Thị Thảo Vy, HS lớp 8, lần đầu chằm nón chia sẻ: “Gia đình em cũng làm nghề thủ công, nhưng em không hứng thú theo nghề. Lần này, khi cùng các bạn và thầy, cô làm thử, em lại thấy rất thích…”. Ông Trần Văn Sang, có con học lớp 6/4 tâm sự “Thấy các cháu thích thú với các hoạt động mà nhà trường tổ chức, chúng tôi rất mừng. Chỉ một buổi nhưng tôi cũng như cháu, học được nhiều điều. Thầy, cô tổ chức như thế mới giúp HS hiểu hết giá trị muôn màu muôn vẻ của Huế”.

Sau buổi tham quan dã ngoại, HS viết bài thu hoạch theo định hướng môn với các câu hỏi gợi ý như: Đại Nội Huế-kinh thành của triều Nguyễn được xây dựng từ năm nào; kể tên một số công trình chính của Đại Nội,vì sao Đại Nội, Huế được các vua triều Nguyễn chọn làm kinh đô, là một người dân của Cố đô Huế, em sẽ làm gì để góp phần bảo tồn và phát huy các di sản lịch sử, văn hóa địa phương; thuyết minh về nghề truyền thống, nghệ thuật ẩm thực… mà các em ấn tượng.

Qua thực tế ở Trường THCS Lý Tự Trọng, có thể thấy tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS không phải là vấn đề quá khó, khi gia đình và xã hội đang hết sức quan tâm đến việc giáo dục HS thành một người tự tin, sáng tạo. Hiệu trưởng Nguyễn Thanh Hải tâm sự: “Nhìn ánh mắt vui tươi của các em khi khám phá, trải nghiệm mới thấy hoạt động này khá bổ ích, thiết thực. Chúng tôi sẽ cố duy trì và phát huy hình thức học mà chơi này cho các em”.

Bài, ảnh: Phước Châu