Ông Nguyễn Văn Cường,âydựnghồsơditíchởHươngThủyĐuavớithờcá cược bóng đá kèo nhà cái nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và các nhân chứng của địa điểm lịch sử lùm Chánh Đông
Cách đây hai năm, thị xã Hương Thủy bắt đầu tập trung triển khai thực hiện đề án “Khảo sát, thống kê hệ thống di tích lịch sử, công trình có giá trị kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật và danh lam thắng cảnh” trên địa bàn. Đề án hoàn thành với khoảng 150 di tích được khảo sát, thu thập thông tin bằng tư liệu, hình ảnh, nhân chứng, đảm bảo cơ sở dữ liệu bước đầu cho việc lập hồ sơ lý lịch, đề nghị công nhận, xếp hạng di tích về sau.
Hiện nay, trên địa bàn thị xã Hương Thủy có 12 di tích được xếp hạng từ cấp tỉnh trở lên và nhiều di tích khác còn tiềm ẩn những yếu tố giá trị mà chưa được lập hồ sơ đề nghị xếp hạng. Với sự trợ giúp đắc lực của Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế và sự nhiệt tình của cán bộ chuyên môn địa phương, gần đây thị xã Hương Thủy thực hiện được nhiều phần việc rất có ý nghĩa để bảo tồn hệ thống di tích văn hóa lịch sử ở địa phương. Điển hình, đề nghị xếp hạng thành công địa điểm kháng chiến chiến khu Dương Hòa (xã Dương Hòa), xây dựng xong hồ sơ đề nghị xếp hạng địa điểm Ấp Tư- Mỹ Thủy (phường Thủy Phương), đền Văn Thánh (xã Thủy Thanh) và đang khẩn trương xây dựng hồ sơ khoa học cho địa điểm kháng chiến lùm Chánh Đông (phường Thủy Châu).
Lùm Chánh Đông (có tên gọi khác là lùm Đông Lâm) là một trong những địa điểm kháng chiến “máu lửa” của thị xã Hương Thủy. Trong kháng chiến chống Pháp, đây là nơi đóng quân của tiểu đoàn 318, thuộc trung đoàn 101 Vệ quốc quân. Qua thời chống Mỹ, đây cũng là căn cứ của các đơn vị: K1, K2, K3, K10. Nhiều cán bộ huyện, tỉnh đã về đây chỉ đạo phong trào cách mạng… Trong buổi gặp mặt các cán bộ lão thành cách mạng của phường Thủy Châu để lấy ý kiến bổ sung cho hồ sơ đề nghị công nhận di tích lùm Chánh Đông, ai cũng xúc động chia sẻ hồi ức của mình và mong muốn lùm Đông Lâm sớm được công nhận di tích, địa điểm kháng chiến xứng đáng với những cống hiến trong chiến tranh.
“Chánh Đông là địa điểm kháng chiến ghi dấu nhiều chiến công tự hào của Nhân dân Thủy Châu. Từ niềm tự hào đó, lại có sự hỗ trợ của Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hóa và thông tin thị xã Hương Thủy, chúng tôi càng quyết tâm thực hiện đầy đủ các thủ tục để lùm Chánh Đông sớm được công nhận là di tích kháng chiến. Đây cũng là sự mong mỏi rất lớn của những nhân chứng từng tham gia kháng chiến tại đây”, ông Lê Mạnh, Bí thư Đảng ủy phường Thủy Châu nói.
Ông Nguyễn Phương Toàn, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Hương Thủy cho biết, tại thời điểm này Hương Thủy đang có nhiều yếu tố thuận lợi để thực hiện việc lập hồ sơ khoa học cho các di tích có nhiều giá trị lịch sử- văn hóa. Đó là chủ trương mở đường của lãnh đạo thị xã kế thừa qua nhiều thời kỳ, sự hỗ trợ đắc lực về chuyên môn của Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế, sự phối hợp tích cực của chính quyền địa phương liên quan và sự ủng hộ của Nhân dân, nhất là những nhân chứng đã từng gắn bó thực tế với từng địa điểm.
Tuy vậy, công tác thu thập thông tin ở cơ sở gặp nhiều khó khăn do nhân chứng lịch sử ngày càng già và dần ít đi. “Chúng tôi đang cố gắng hoàn thiện các hồ sơ càng sớm càng tốt. Với những nhân chứng sống quan trọng, chúng tôi đến tận nơi, gặp từng cụ để thu thập thông tin. Sợ nhất là qua thời gian, các cụ không thể đợi”, ông Toàn chia sẻ.
Ông Cao Huy Hùng, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế: Chúng tôi đánh giá rất cao sự chủ động, nỗ lực và tích cực của thị xã Hương Thủy trong việc phối hợp xây dựng hồ sơ khoa học để đề nghị cho các di tích, địa điểm xứng đáng. Họ đã góp phần rất ý nghĩa tri ân những con người, những địa điểm đã tự hào làm nên lịch sử trong quá khứ. |
ĐỒNG VĂN