EU đang phải đối mặt với những thách thức khốc liệt. (Nguồn: Deutsche Gesellschaft für Auswärtige Politik)
Theđangphảiđốimặtvớinhữngthaacutechthứckhốcliệxem kết quả trực tiếp bóng đáo chuyên gia trên, chưa bao giờ kể từ khi thành lập, EU lại trở thành mục tiêu tấn công tổng thể đến như vậy. Thậm chí, sự tồn tại của EU cũng đang bị đặt dấu hỏi. Những thách thức lớn nhất đang đe dọa EU không thể không nhắc đến là vấn đề Iran, thương mại, quốc phòng và chính sách nhập cư.
Hơn 3 tháng trước, ngày 8-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran - còn gọi là Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA)-được ký hồi tháng 7-2015 tại Viên (Áo). Sự rút lui của Mỹ lập tức kéo theo sự xuất hiện trở lại của các lệnh cấm vận do Washington áp đặt đối với Tehran, cùng với đó là mối đe dọa về các lệnh trừng phạt tiếp theo mạnh hơn dự kiến vào tháng 11 tới nhằm vào các nước vẫn cố tình đầu tư vào Iran.
Trước tình hình này, Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) tuyên bố sẽ hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp làm ăn tại Iran. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng không biện pháp nào được EU đưa ra có thể có hiệu lực trong vòng một năm tới. Đây là lý do tại sao nhiều công ty châu Âu "tháo chạy" khỏi Iran. Các quốc gia châu Âu không có khả năng bảo vệ thỏa thuận hạt nhân Iran ở dạng nguyên gốc của nó.
Cuộc chiến thương mại đã chính thức được tuyên bố tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7), diễn ra ngày 8 đến 9-6 vừa qua. Những biện pháp "ăn miếng trả miếng" giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ-Trung Quốc được dự báo sẽ tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, trong đó EU là một trong những khu vực bị ảnh hưởng lớn. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lo ngại về sự suy thoái của kinh tế thế giới từ nay đến 2020.
Về quốc phòng, tại Hội nghị thượng đỉnh Các tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hồi tháng 7, Tổng thống Mỹ đã đặt câu hỏi về chủ quyền của Đức khi chỉ ra sự phụ thuộc vào năng lượng vào Nga. Mỹ cũng đang từ chối tài trợ tài chính để đảm bảo an ninh cho châu Âu và yêu cầu lục địa già phải chi tiêu nhiều hơn để mua vũ khí của Mỹ. Nước Mỹ muốn chấm dứt hoàn toàn những ưu ái của họ cho châu Âu.
Các lãnh đạo EU đã thất bại trong việc chiếm giữ vị trí siêu cường hàng đầu với một sự độc lập tự chủ về chính trị và chiến lược trong các lĩnh vực chủ chốt. Trách nhiệm thuộc về họ do không có được một chính sách đối ngoại thống nhất, trì hoãn thực hiện kế hoạch về quốc phòng châu Âu và thiếu chính sách tài chính, tiền tệ chung. Đồng euro chưa từng đạt vị trí thống trị và cũng không phải là đơn vị thanh toán hay dự trữ chính. Khoảng 3/4 dự trữ ngoại hối toàn cầu vẫn bằng đồng USD. Cuối cùng, sự bất lực của cách lãnh đạo châu Âu còn thể hiện ở việc chưa thể đưa ra chiến lược dài hạn cho vấn đề người nhập cư.Vì tất cả những lý do này, EU đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng có thể đe dọa sự tồn tại của mình.