Quận Ba Đình (Hà Nội) vừa tổ chức hội nghị lấy ý kiến cộng đồng dân cư về phương án kiến trúc sơ bộ để cải tạo,ậnBaĐìnhnêuphươngánxâytòanhàhơntầngởđấtvàngchungcưcũlịch thi đấu bings đá xây dựng lại cụm nhà chung cư G6a, G6b, G22, G23, G24 Thành Công, vào tối 6/3.
Tại hội nghị, Trưởng phòng Đô thị quận Ba Đình Đỗ Hà Thanh trình bày lý do phải cải tạo nhà chung cư cũ trên địa bàn. “Với nhà G6a thuộc loại nguy hiểm cấp độ D, buộc phải phá dỡ để xây dựng lại”, ông Thành nói.
Để đảm bảo tính đồng bộ cho cả khu vực và có quỹ đất xây nhà tái định cư tại chỗ, quận Ba Đình lấy ý kiến nhân dân về đề xuất cải tạo tổng mặt bằng của khu vực chung cư cũ Thành Công, gồm cả nhà G6a, G6b, G22, G23, G24.
Theo phương án đề xuất của quận, tổng diện tích khu đất nghiên cứu quy hoạch khoảng 20.000m2. Trong đó, tòa chung cư cũ G6a được phá dỡ toàn bộ. Trên nền tòa nhà này sẽ xây dựng chung cư tái định cư có 5 tầng đế và 24 tầng cao.
Toàn bộ người dân ở các tòa nhà G6a, G6b, G22, G23, G24 được tái định cư tại tòa nhà cao 24 tầng, 218 căn hộ. Bên cạnh đó, toà nhà này cũng sẽ có khoảng 70 căn hộ sử dụng mục đích thương mại, dịch vụ.
Khi toà chung cư tái định cư hoàn thành, ngoài người dân các nhà G6a, G6b, người dân ở nhà G22, G23, G24 cũng sẽ về tái định cư, bàn giao đất để chủ đầu tư xây dựng 2 tòa nhà dịch vụ thương mại.
“2 tòa nhà dịch vụ thương mại không có chức năng ở. Toà 1 gồm 18 tầng nổi, 3 tầng hầm; tòa 2 gồm 24 tầng nổi và 4 tầng hầm”, ông Thanh nói và đồng thời cho biết, phương án sơ bộ này được đưa ra để lấy ý kiến góp ý của người dân, trên cơ sở đó sẽ trình lên cấp có thẩm quyền nghiên cứu phê duyệt.
Lo ngại chất lượng nhà tái định cư
Tại hội nghị, nhiều người dân tỏ ra đồng tình với phương án đề xuất của quận. Bà Đỗ Kim Minh (nhà 104, G6a) cho biết, gia đình bà đã đi tạm cư được 6 - 7 năm, đón nhiều cái Tết xa nhà, rất mong muốn sớm được trở về.
Bà Minh đồng tình với chủ trương cải tạo chung cư cũ của thành phố, quận, phường; mong muốn toà nhà tái định cư khi xây dựng phải đảm bảo chất lượng, có hệ số K (đền bù) phù hợp cho người dân.
Ông Nghiêm Xuân Tuy (nhà G6a) cũng cho biết, đã đi tạm cư từ cuối năm 2017, rất phấn khởi khi thấy có tiến triển mới của việc cải tạo lại chung cư cũ. Ông Tuy cho rằng, 3 toà nhà trong phương án quy hoạch đều rất “đắc địa”, nhưng lo ngại chất lượng tòa nhà tái định cư không bằng 2 toà nhà thương mại, dịch vụ.
Ông Tuy cùng nhiều người dân đề xuất, cần tái định cư xen kẽ trong cả 3 toà nhà, không nên tách rời, để vừa đảm bảo chất lượng các tòa nhà tương đương nhau, vừa đảm bảo người dân được tái định cư tại chỗ.
Giải đáp những băn khoăn của cư dân, Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến cho biết, phương án xây dựng tòa nhà tái định cư trên nền tòa chung cư cũ G6a bởi đây là chung cư nguy hiểm cấp độ D, người dân đã di dời hết.
“Khi tòa nhà này xây xong, toàn bộ cư dân ở G22, G23, G24 (218 hộ dân) về đây ở, không phải đi tạm cư khu vực khác. Vị trí tòa nhà này đẹp, rộng, có tầm nhìn ra hồ, theo quy hoạch được phép xây cao tầng, đủ tái định cư cho toàn bộ các hộ dân”, ông Chiến nói.
Chủ tịch UBND quận Ba Đình cho biết, 2 toà nhà được xây dựng trên nền chung cư cũ theo quy hoạch sẽ là công trình dịch vụ, thương mại, văn phòng, khách sạn… không có người ở.
“Sau khi quy hoạch được duyệt, chính người dân sẽ lựa chọn những chủ đầu tư nào mang lại quyền lợi lớn nhất cho người dân”, ông Chiến nói, đồng thời khẳng định người dân cũng sẽ giám sát thi công công trình sau này để đảm bảo chất lượng.
Theo Trưởng phòng Đô thị quận Ba Đình Đỗ Hà Thanh, phương án của chính quyền đưa ra không phải là phương án cuối cùng. Từ ý kiến, kiến nghị của người dân, quận sẽ tiếp thu, không loại trừ khả năng sẽ thực hiện như ý kiến của người dân là tái định cư tại chỗ.
"Tất cả việc này mới chỉ là phương án dự thảo và sẽ phải xin ý kiến các cơ quan chức năng. Quan trọng nhất ở đây là hài hoà lợi ích của người dân, chính quyền và nhà đầu tư trong tương lai", ông Thanh nói.