【tỷ số nigeria】Hà Nam tiếp tục tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư
Những kết quả quan trọng
5 năm qua,àNamtiếptụctạođiềukiệntốtnhấtchocácnhàđầutưtỷ số nigeria kinh tếHà Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao và có chuyển biến tích cực. Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong GDP chiếm hơn 87%. Tổng thu ngân sách 5 năm gấp 3,8 lần so với giai đoạn 2006 - 2010, tăng bình quân 21,2%/năm, về đích trước 2 năm. Công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao với nhiều sản phẩm chủ lực có thương hiệu, sức cạnh tranh lớn, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 gấp 2,62 lần so với năm 2010, bình quân tăng 21,2%/năm. Thương mại, dịch vụ phát triển nhanh và từng bước nâng cao chất lượng. GDP bình quân đầu người tăng 30,34%/năm.
Nông nghiệp phát triển khá toàn diện với nhiều mô hình tổ chức sản xuất, liên kết chuỗi giá trị có hiệu quả gắn liền với các đề án phát triển chăn nuôi, cây trồng hàng hóa giá trị kinh tế cao. Toàn tỉnh đã làm được trên 1.800 km đường giao thông thôn, xóm, gần 700 km đường trục chính nội đồng, 45,5 km kênh mương cấp III. Đặc biệt 33 xã về đích nông thôn mới, vượt chỉ tiêu hơn 10 xã. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. An ninh quốc phòng trật tự xã hội được giữ vững.
Lễ ký kết giữa UBND tỉnh Hà Nam và Công ty Seoul Semiconductor (Hàn Quốc) về phát triển Dự ánNhà máy sản xuất các sản phẩm bán dẫn và đèn led tại Khu công nghiệp Đồng Văn I mở rộng. Ảnh: Mạnh Tùng |
Một loạt dự án lớn đột phá về phát triển hạ tầng khung như: cầu, đường, khu công nghiệp, y tế, giáo dục, kết nối Hà Nam với các tỉnh trong vùng và vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tăng sức cạnh tranh trong thu hút đầu tư.
Vì vậy, Hà Nam đã có những bước tiến vượt bậc, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) không ngừng tăng cao, năm 2015 xếp thứ 31, tăng 14 bậc so với năm 2014, GDP năm 2015 gấp 1,85 lần so với năm 2010. Công tác thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh, chủ yếu là thu hút các doanh nghiệpđến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, các doanh nghiệp lớn tại TP.HCM. Năm 2015, toàn tỉnh thu hút được 69 dự án đầu tư (35 dự án FDI và 34 dự án trong nước), tổng vốn đầu tư đăng ký 303,4 triệu USD và 9.041,8 tỷ đồng, tăng so với năm 2014; 45 dự án đi vào hoạt động; nhiều dự án lớn được khởi công.
Trong 7 tháng đầu năm 2016, Hà Nam thu hút được 58 dự án đầu tư (21 dự án FDI), tổng vốn đầu tư đăng ký, điều chỉnh tăng vốn đạt trên 29.525 tỷ đồng và 656,5 triệu USD. 24 dự án đi vào hoạt động. Đồng thời khởi công một số dự án mới như: Nhà máy Sản xuất tôn Hoa Sen, Tổ hợp khách sạn Mường Thanh, Trung tâm thương mại dịch vụ Vincom...
Lũy kế đến tháng 7/2016, Hà Nam có 593 dự án đầu tư còn hiệu lực (176 dự án FDI) với tổng vốn đăng ký 1.955,01 triệu USD và 77.412,3 tỷ đồng, trong top đầu cả nước về thu hút FDI.
Chính sách hỗ trợ của Nhà nước và của tỉnh đã kịp thời tháo gỡ, giải quyết cơ bản những khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp từng bước đẩy mạnh sản xuất, đóng góp lớn vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 41.853,5 tỷ đồng, tăng 22,9% do nhiều sản phẩm có mức tăng khá như: dây dẫn ô tôtăng 81,62%, thiết bị điện tử 14,88%, quần áo may sẵn 8,2% và một số nhà máy lớn đi vào hoạt động từ cuối năm 2014.
6 tháng đầu năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 24.224,2 tỷ đồng, bằng 49,9% kế hoạch năm, tăng 15,9% so với cùng kỳ. Nhiều sản phẩm công nghiệp tăng khá như bộ dây điện ô tô, xe gắn máy, thiết bị điện, điện tử, thức ăn chăn nuôi, nước giải khát ....
Tổng doanh thu của các doanh nghiệp năm 2015 đạt 75.151 tỷ đồng, tăng 14,4%, lợi nhuận trước thuế đạt 1.347,7 tỷ đồng, tăng 92,4% so với năm 2014. Có tới 2.224 doanh nghiệp có lãi, tăng 22,4% so với năm 2014 và chiếm 63,7% số doanh nghiệp đang hoạt động.
Năm 2015, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nộp ngân sách 2.648,8 tỷ đồng, chiếm 76,5% tổng số thu ngân sách tỉnh, tăng 18,6% so với năm 2014. Trong đó: thu nội địa đạt 1.972 tỷ đồng, tăng 33,6% so với năm 2014; Thu từ xuất nhập khẩu đạt 676,8 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2016 tổng nộp ngân sách của doanh nghiệp đạt 1.165 tỷ đồng, tăng 20,2% so với cùng kỳ. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu đạt 1.045,3 triệu USD, bằng 107,2% kế hoạch năm, tăng 32,3% so với năm 2014.
Kết quả trên đã góp phần quan trọng duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh ở mức cao, GDP năm 2015 tăng 13% so với năm 2014.
Từ hiệu quả sản xuất kinh doanh, năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016, các doanh nghiệp tiếp tục làm tốt trách nhiệm xã hội, nhân đạo từ thiện với tổng số tiền trên 12 tỷ đồng, tiêu biểu như: Tập đoàn Xuân Thành, Tổng Công ty CP Đầu tư xây dựng Hải Sơn, Công ty CP Xây dựng Thành Đạt, Công ty TNHH Thi Sơn, Chi nhánh Ngân hàngBIDV...
Trên lĩnh vực nông nghiệp đã quy hoạch 4 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thu hút doanh nghiệp từ các nước nông nghiệp phát triển (Nhật Bản, Israel) và doanh nghiệp lớn trong nước nghiên cứu, đầu tư dự án nông nghiệp sạch, công nghệ cao. Đó là Đoàn doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Ibaraki, tỉnh Saga, Công ty Fujitsu, Japan Corporation, Seibu Nousan, Tập đoàn Showa Denko, Tập đoàn Vingroup, CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam, CTCP quốc tế Phúc Thành, ...
Lĩnh vực dịch vụ thu hút nhiều tập đoàn lớn đầu tư dự án Trung tâm thương mại, khách sạn, siêu thị, nhiều ngân hàng thành lập chi nhánh mới. Đã thu hút 18 trường đại học, cao đẳng, một số bệnh viện Trung ương về đầu tư, trong đó 5 trường trong khu đại học đã đầu tư cơ sở vật chất. Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức đã triển khai đầu tư cơ sở II (mỗi bệnh viện 1.000 giường), cơ sở II Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Thương mại triển khai hoạt động..., tạo tiền đề đưa Hà Nam thành trung tâm dịch vụ chất lượng cao cấp vùng về y tế, giáo dục - đào tạo, du lịch.
Những định hướng thu hút đầu tư
Thời gian tới, trên lĩnh vực công nghiệp Hà Nam tiếp tục ưu tiên thu hút đầu tư, với các dự án thân thiện với môi trường, tập trung vào các ngành cơ khí chế tạo, lắp ráp ô tô, xe máy, điện, điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, công nghiệp phụ trợ…
Ngoài 4 khu công nghiệp hiện có, Hà Nam tiếp tục mời gọi nhà đầu tư vào các khu công nghiệp: Đồng Văn III (300 ha, có thể mở rộng lên thành 800 ha), Đồng Văn IV (300ha, đến năm 2025 mở rộng lên 600 ha), Thanh Liêm (143 ha, đến năm 2020 sáp nhập và mở rộng lên 1.000 ha) và Thái Hà (300 ha). Khuyến khích đầu tư xây dựng cảng nội địa, nhà ở công nhân, khu nhà ở cao cấp cho chuyên gia và người nước ngoài, các nhà máy cung cấp nước sạch, xử lý chất thải rắn, xử lý nước thải tập trung các khu công nghiệp và đô thị.
Hà Nam đón chào các dự án trồng và chế biến các sản phẩm rau, củ, quả sạch phục vụ cho các siêu thị tại thành phố lớn và xuất khẩu, các dự án xây dựng các khu chăn nuôi tập trung công nghệ cao. Ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực y tế, đào tạo nguồn nhân lực, du lịch. Hà Nam cũng đón chào đón đầu tư khu trung tâm thương mại, khách sạn tiêu chuẩn quốc tế, sân golf, các cơ sở tín dụng…
Tiếp tục tạo điều kiện tốt nhất
Hà Nam đã ban hành và tiếp tục thực hiện tốt nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, như áp dụng giá thuê đất thống nhất với doanh nghiệp trong và ngoài nước, thời hạn thuê 50 năm.
Các nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất đối với các dự án xây dựng nhà ở công nhân trong khu công nghiệp, các công trình công cộng thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, khoa học công nghệ…; được miễn tiền thuê đất trong vòng 3 năm đối với dự án thuộc Danh mục Lĩnh vực khuyến khích đầu tư, miễn 7 năm đối với dự án đầu tư vào huyện Thanh Liêm, Lý Nhân, được miễn 11 năm đối với dự án thuộc Danh mục Lĩnh vực khuyến khích đầu tư và miễn 15 năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư vào 2 huyện này; miễn 11 năm với dự án thuộc danh mục đặc biệt khuyến khích đầu tư, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp.
Hà Nam áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập ưu đãi cho các nhà đầu tư. Cụ thể, các dự án đầu tư vào địa bàn huyện Thanh Liêm, Lý Nhân được hưởng mức thuế suất 20% trong 10 năm, miễn 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo. Được miễn 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với dự án đầu tư vào KCN.
Thực hiện miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công cho nước ngoài và hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định. Ngoài ra, các nhà đầu tư còn được hỗ trợ về đào tạo và tuyển dụng lao động.
Đặc biệt, đối với Khu công nghiệp hỗ trợ Đồng Văn III, tỉnh Hà Nam được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chính sách ưu đầu tư là Khu công nghiệp hỗ trợ, cụ thể:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm; Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.
- Được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Thời gian thuê đất: tới 70 năm;
- Miễn tiền thuê đất 20 năm và trong thời gian xây dựng (tối đa 3 năm).
Thông điệp của Hà Nam
Nhân Hội nghị Xúc tiến đầu tư 2016, Hà Nam xin gửi những lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Chính phủ, các bộ ngành Trung ương, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nhiều năm qua đã ủng hộ, tạo mọi điều kiện và đã vào Hà Nam đầu tư. Thời gian tới Hà Nam mong tiếp tục nhận được sự quan tâm hơn nữa.
Từ thực tiễn thu hút đầu tư những năm qua, Hà Nam tin tưởng các nhà đầu tư sẽ tìm ra những giá trị mới, khác biệt về lợi ích tinh thần, vật chất từ chính con người, vùng đất nơi đây và chính từ những giá trị mà các bạn đang có, chung tay góp phần đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước.
Thực hiện nghiêm 10 cam kết của Hà Nam với các nhà đầu tư cùng phương châm “Hiệu quả của doanh nghiệp là sự thành công của tỉnh” là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, một thông điệp lớn không thay đổi mà Hà Nam trân trọng gửi tới các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhân Hội nghị trọng thể này.