Việc Nhật Bản tiến hành quốc hữu hóa ba đảo thuộc quần đảo này hồi tháng 9-2012 đã khiến Trung Quốc tức giận. Nổi cộm là phong trào chống Nhật Bản nổ ra ở Thượng Hải ngay sau đó. Hậu quả là mối quan hệ kinh tế song phương đã giảm 6,thứ hạng của câu lạc bộ jahn regensburg5% vào năm 2013, số khách du lịch Nhật Bản tới Trung Quốc giảm 18% và vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Trung Quốc giảm 43% từ tháng 1 đến tháng 9-2014.
Ngoài bất đồng về lãnh thổ, những căng thẳng về nhận thức các vấn đề lịch sử chung đối với hai nước cũng rất nan giải. Những tội ác của Nhật Bản trong thời kỳ chiếm đóng Trung Quốc từ năm 1931-1945 vẫn tiếp tục đè nặng lên mối quan hệ giữa hai nước khổng lồ châu Á này.
Cuộc gặp mang tính hình thức giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Bắc Kinh hôm 10-11 được coi là dấu hiệu tích cực nhất trong mối quan hệ giữa hai bên trong suốt những tháng gần đây. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 12-2011, hai nhà lãnh đạo cấp cao nhất của hai nước gặp nhau.
Lên cầm quyền gần như vào cùng một thời điểm (cuối năm 2012 và đầu năm 2013), ông Tập Cận Bình và ông Shinzo Abe chưa bao giờ có cuộc gặp cấp cao song phương, ngoài hai lần bắt tay và chào xã giao nhau trong các cuộc gặp đa phương.
Từ nhiều tháng trước đó, các nhà chính trị và quan chức hai nước đã tích cực thương lượng không chính thức để tạo thuận lợi cho cuộc gặp này, trong đó, người ta đặc biệt nhớ tới chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng 7-2014 của cựu Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda. Kết quả là trước thềm cuộc gặp ấy, ngày 7-11, hai cường quốc châu Á đã thông báo cùng nhất trí mở dần lại các cuộc đối thoại chính trị, ngoại giao và an ninh.
Sau cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc, ông Abe tuyên bố: “Nhiều nước đặt hy vọng vào cuộc gặp cấp cao giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Tôi cho rằng chúng tôi đã tiến bước đầu tiên tới một sự cải thiện quan hệ song phương”. Trong khi đó, ông Tập Cận Bình nói: “Trung Quốc muốn Nhật Bản tiếp tục trên con đường phát triển hòa bình và có những chính sách quân sự và an ninh thận trọng”.
Được biết, trong cuộc gặp, ông Abe đã yêu cầu Trung Quốc cùng lập ra một cơ chế giám sát biển để tránh mọi sự rắc rối xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Thủ tướng Abe vẫn khẳng định Nhật Bản không muốn thay đổi lập trường về vấn đề trách nhiệm liên quan đến lịch sử của thế kỷ 20.
Trong khi đó, ông Tập Cận Bình đã nhắc lại lập trường của Trung Quốc kêu gọi Nhật Bản “sử dụng lịch sử như một tấm gương để hướng tới tương lai”. Theo nhiều nhà quan sát, về hình thức, cái bắt tay giữa hai nhà lãnh đạo châu Á này vẫn còn "quá lạnh nhạt”, và rằng cuộc gặp rất được chờ đợi này đã diễn ra quá nhanh chóng, chỉ trong chưa đầy 30 phút đồng hồ.
Bất chấp hàng loạt bất đồng, trong đó đáng kể nhất là cuộc tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư vẫn còn nguyên đó, song cuộc gặp ngày 10-11 vừa qua rõ ràng là “một bước đầu tiên” tích cực, giúp chấm dứt sự tuột dốc trong mối quan hệ giữa hai nước như thời gian vừa qua.
Trong khuôn khổ cuộc gặp, hai bên thỏa thuận sẽ chuẩn bị lập ra một hệ thống giải quyết các cuộc khủng hoảng, khởi động các cuộc thảo luận về các vấn đề khu vực và song phương. Điều đáng khích lệ nữa là theo nhận định của giới ngoại giao, Mỹ cũng tỏ ý hoan nghênh “sự tan băng”, cho dù còn rất hạn chế, dè dặt và chưa giải quyết được điều gì cụ thể trong mối quan hệ giữa hai quốc gia có quá nhiều ảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới này.