【cách đọc kèo châu á】Hải quan sát cánh cùng cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc
Nghiên cứu thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp nông sản Việt – Hàn | |
Việt Nam đàm phán để trao đổi C/O điện tử với Hàn Quốc | |
Hải quan Đồng Nai gỡ vướng về cấp C/O,ảiquansátcánhcùngcộngđồngdoanhnghiệpHànQuốcách đọc kèo châu á nhập khẩu máy móc, công nghệ cũ… cho DN Hàn Quốc |
Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính Thuế và Hải quan với doanh nghiệp Hàn Quốc năm 2018 tại Hà Nội. Ảnh: H.NỤ |
Liên tục cải cách
DN FDI của Hàn Quốc hiện đang trở thành là một trong các thành phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam khi sử dụng khoảng trên 70 vạn lao động và đóng góp khoảng 30% tổng giá trị XK Việt Nam. Đặc biệt, Chính phủ Việt Nam luôn ưu tiên chú trọng việc cải cách thủ tục hành chính (TTHC), trong đó có thủ tục về thuế, hải quan để tạo môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi cho các DN, tạo thuận lợi trong việc thực hiện các nghĩa vụ về thuế với ngân sách nhà nước (NSNN). Bộ Tài chính cũng đã và đang triển khai trên nhiều mặt công tác: Hoàn thiện thể chế, cải cách TTHC, hiện đại hoá tạo thuận lợi cho DN, trong đó có khối các DN Hàn Quốc tại Việt Nam.
Báo cáo từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong 8 tháng đầu năm 2019, đã có 103 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Theo đó, Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 3,48 tỷ USD, chiếm 15,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Theo Cơ quan Xúc tiến đầu tư và thương mại Hàn Quốc (KOTRA), Việt Nam đã từng trải qua 3 làn sóng đầu tư của các nhà đầu tư Hàn Quốc. Tiên phong chính là các tập đoàn xây dựng như Posco và Daewoo. Sau đó, các nhà đầu tư Hàn Quốc trong lĩnh vực quần áo và dệt may đã đến Việt Nam trong làn sóng thứ hai. Và trong làn sóng thứ ba, Việt Nam đón nhận dòng vốn đầu tư lớn tập trung vào lĩnh vực điện tử và hàng tiêu dùng với sự hiện diện tiêu biểu của Samsung - DN đóng góp một phần tư tổng kim ngạch XK của Việt Nam trong năm 2018. Trong tháng 8 vừa qua, nhóm mặt hàng điện thoại và linh kiện XK tăng 37,8%, theo Tổng cục Thống kê, chủ yếu do Samsung đẩy mạnh XK sản phẩm Galaxy Note 10. Theo đó, trong tỷ trọng dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam so với tổng dòng vốn chảy vào ASEAN, có thể thấy sự tăng trưởng rõ rệt của dòng vốn Hàn Quốc, từ khoảng 30% (năm 2010) lên khoảng 67% (năm 2017). Riêng 6 tháng đầu năm 2019, dòng vốn Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam tương đương 2,73 tỷ USD. |
Thời gian qua, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan luôn hướng tới mục tiêu xây dựng Hải quan Việt Nam Chuyên nghiệp - Minh bạch - Hiệu quả. Để thực hiện các mục tiêu đó, cơ quan Hải quan luôn xây dựng mối quan hệ với DN theo hướng đồng hành, chia sẻ và kết nối. Việc tổ chức thường niên hội nghị đối thoại với cộng đồng DN Hàn Quốc là minh chứng cho quyết tâm đó.
Kể từ sau Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan đối với DN Hàn Quốc năm 2018, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã tiếp tục thực hiện cải cách TTHC nhằm đổi mới toàn diện hơn về phương thức quản lý và chính sách thuế XNK phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế theo hướng ổn định, công khai, minh bạch, tạo môi trường kinh tế lành mạnh; phù hợp với các điều ước quốc tế và Hiệp định thương mại tự do, Luật Hải quan, Luật thuế XK, thuế NK và các luật có liên quan.
Qua công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thời gian qua, cộng đồng DN XNK nói chung và cộng đồng DN Hàn Quốc nói riêng đã đánh giá cao những nỗ lực của cơ quan Hải quan nhằm tạo thuận lợi tốt nhất cho các hoạt động thương mại quốc tế trong khuôn khổ quy định của pháp luật và trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu sắc.
Với sự nỗ lực trong tiếp cận chuẩn mực quốc tế về quản lý hải quan hiện đại, Tổng cục Hải quan đã đẩy mạnh thực hiện cải cách TTHC, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa nhiều TTHC trong lĩnh vực hải quan. Theo đó, số lượng TTHC về lĩnh vực hải quan đã giảm từ 239 thủ tục (trước khi có Luật Hải quan 2014) giảm xuống còn 181 thủ tục với hồ sơ. Hiện Tổng cục Hải quan đã cung cấp 172/183 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 (chiếm xấp xỉ 94%), trong đó có 163 thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đã được cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4.
Tổng cục Hải quan đã quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng trang thiết bị kỹ thuật hiện đại trong quản lý nhà nước về hải quan, đạt được những kết quả quan trọng. Hiện có hơn 99,65% DN tham gia thực hiện thủ tục hải quan bằng phương thức điện tử tại 100% các đơn vị hải quan trên phạm vi toàn quốc. Việc triển khai Hệ thống quản lý giám sát hải quan tự động (VASSCM) đạt kết quả tích cực; hồ sơ, thủ tục để đưa hàng ra khỏi kho bãi, cảng, đơn giản hơn; giảm tiếp xúc giữa cán bộ hải quan và DN. Đến nay, VASSCM đã được triển khai tại 30/35 cục hải quan tỉnh, thành phố, 343 DN kinh doanh kho/bãi/cảng và kho ngoại quan.
Đặc biệt quan trọng, trong thời gian vừa qua, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với các bộ, ngành đẩy mạnh triển khai các TTHC thông qua Cơ chế một cửa quốc gia. Tính đến tháng 5/2019, đã có 13 bộ, ngành tham gia kết nối 174 TTHC với trên 2,23 triệu bộ hồ sơ của hơn 31,5 nghìn DN được tiếp nhận, giải quyết.
Việc cơ quan Hải quan công khai bộ TTHC hải quan giúp DN dễ dàng tiếp cận với TTHC. Các đề xuất bãi bỏ thủ tục không cần thiết; cắt giảm, đơn giản hóa TTHC; cắt giảm điều kiện kinh doanh lĩnh vực hải quan dự kiến tiết kiệm cho cộng đồng DN khoảng 15 tỷ đồng/năm nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan. Công tác kiểm tra chuyên ngành được Tổng cục Hải quan thúc đẩy các bộ, ngành thực hiện thường xuyên, qua đó tác động đến các bộ, ngành phải tăng cường cải cách hoạt động hơn nữa…
Luôn coi trọng mối quan hệ với doanh nghiệp
Với mục tiêu không ngừng nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan, tạo thuận lợi, phục vụ người dân, DN ngày càng tốt hơn, trong thời gian qua, Tổng cục Hải quan luôn xác định cải cách TTHC là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, được thực hiện thường xuyên, liên tục từ khâu xây dựng thể chế đến tổ chức thực hiện.
Trước khi hội nghị đối thoại với DN Hàn Quốc năm 2019 diễn ra, Tổng cục Hải quan đã nhận được 23 vướng mắc (trong đó bao gồm một số câu hỏi nhỏ) của một số DN và Cơ quan xúc tiền đầu tư thương mại Hàn Quốc (KOTRA) ... Nội dung câu hỏi liên quan đến vướng mắc về thuế XNK, quy trình thủ tục hải quan, cấp C/O… Để tạo điều kiện tối đa cho hoạt động XNK của DN Hàn Quốc được thuận lợi, Tổng cục Hải quan đã gấp rút nghiên cứu, trả lời (xem trang 11).
Đại diện Lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho biết, ngành Hải quan đã và đang không ngừng nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan, tạo thuận lợi, phục vụ người dân, DN ngày càng tốt hơn. Trong đó, cơ quan Hải quan sẽ tiếp tục lắng nghe tiếp thu ý kiến của cộng đồng DN Hàn Quốc và các cơ quan hữu quan để tham mưu cho Chính phủ, Bộ Tài chính cũng như các bộ, ngành nhằm hoàn thiện và đưa vào thực hiện các văn bản pháp luật về thủ tục hải quan theo hướng tạo thuận lợi cho thương mại. Đồng thời, cơ quan Hải quan sẽ xây dựng và ban hành các quy trình nghiệp vụ hải quan để phù hợp quy định mới tại các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng minh bạch, cụ thể hóa trách nhiệm của công chức hải quan và phía DN cũng có thể giám sát được việc làm của công chức hải quan khi thực hiện nhiệm vụ.
Cơ quan Hải quan sẽ sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy, luân chuyển cán bộ hợp lý theo quy trình nghiệp vụ hải quan mới để đảm bảo tính thông suốt, đẩy nhanh thời gian tiếp nhận, xử lý hồ sơ và thông quan hàng hóa. Tiếp tục kiến nghị và phối hợp với các bộ, ngành thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra chuyên ngành thông qua việc mở rộng các thủ tục thực hiện trên hệ thống một cửa quốc gia, rà soát, cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục, danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm, áp dụng rộng rãi quản lý rủi ro trong kiểm tra và thực hiện công nhận lẫn nhau kết quả kiểm tra chuyên ngành sản phẩm NK với các nước.
Đặc biệt, cơ quan Hải quan sẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệ đối tác giữa cơ quan Hải quan với DN, thay đổi từ tư duy cơ quan Hải quan là người quản lý còn DN là người bị quản lý sang tư duy hải quan - DN cùng hợp tác để thực hiện tốt các quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan.