Chưa đầy một tháng sau khi Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù có hiệu lực (từ ngày 10-10-2023),ểnkhaichínhsáchtíndụngchongườimãnhạntùbongdalu.fun ket qua Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Bắc Tân Uyên đã duyệt cho 7 người vay vốn tín dụng chính sách xã hội. Đây là nguồn vốn thiết thực để các đối tượng được vay sớm hòa nhập cộng đồng, tạo thu nhập ổn định.
Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Bắc Tân Uyên giải ngân cho các đối tượng chính sách xã Hiếu Liêm
Được vay vốn không cần thế chấp
Thời gian qua, nhiều người có tiền án, tiền sự, người chấp hành xong án phạt tù khi trở về địa phương đã được các tổ chức xã hội hoặc địa phương tạo điều kiện cho vay vốn, hỗ trợ việc làm…, nhưng số này cũng không nhiều. Do đó, Quyết định số 22/2023/QĐ- TTg được xem là giải pháp hữu hiệu hỗ trợ vốn vay cho những người từng lầm lỡ có điều kiện làm lại cuộc đời.
Gần đây, anh L.N.T.T (ngụ ấp 4, xã Lạc An) được mãn hạn tù sau 6 tháng chấp hành án tù giam về tội đánh bạc. Trở lại cộng đồng đã hơn 2 tháng nhưng anh vẫn chưa kiếm được công việc phù hợp. Anh cho biết, trước khi đi tù, anh là thợ hồ, nhưng giờ trở lại thì không có công trình để xin phụ việc. Khi được vay vốn 50 triệu đồng, anh cho hay sẽ trồng chanh xen kẽ trong vườn cao su tại nhà. Sau 5 năm, khi cao su lớn để khai thác cũng là lúc anh đốn bỏ cây chanh. Khi đó, thu nhập cũng đủ để ổn định cuộc sống.
Là mẹ của một thanh niên mới mãn hạn tù, bà P.T.H (ấp 4, xã Lạc An) cho biết, kinh tế gia đình khó khăn, con bà không có việc làm nên thường xuyên la cà với bạn xấu đâm ra hư hỏng. Mới đây, con trai bà được mãn hạn tù 1 năm 8 tháng. Bà cho hay, nếu con bà được Nhà nước hỗ trợ học nghề hoặc vay vốn làm ăn theo nguồn vốn chính sách xã hội thì quá tốt. Điều này sẽ giúp con bà có nguồn vốn để trồng cây sầu riêng, chí thú làm ăn, giảm gánh nặng và nỗi lo cho bà.
Nhanh chóng triển khai
Dù đã sắp hết giờ giao dịch sáng nhưng chị Lê Thị Bình, Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Tổ vay vốn (TTK&VV) ở ấp Vườn Ươm, xã Tân Định vẫn tranh thủ đến NHCSXH huyện làm nhiệm vụ “dẫn” vốn về với người mãn hạn tù. Vừa lau những giọt mồ hôi trên trán, chị vừa nói “Không chỉ người dân bình thường cần vốn mà người chấp hành xong án phạt tù cũng rất cần vốn để ổn định cuộc sống phát triển kinh tế gia đình. Mình phải tranh thủ làm để mọi người không phải chờ lâu”.
Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền, đẩy nhanh tiến độ cho vay, định hướng việc làm; hỗ trợ về vốn đúng tiến độ, kịp thời; hỗ trợ thị trường tiêu thụ nếu họ tự sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, hợp lý”. (Ông Bùi Quang Tuấn, Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Bắc Tân Uyên). |
Với suy nghĩ đó, sau khi Ban Điều hành ấp thông báo danh sách tổ chị quản lý có người mới mãn hạn tù cần vay vốn, chị đã nhanh chóng đến tận nơi, nắm bắt hoàn cảnh gia đình, chí hướng làm ăn của họ cũng như hướng dẫn người vay cam kết cùng chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ theo quy ước ngân hàng. Nhờ sự hỗ trợ của chị, tới đây hộ gia đình ông N.M.H sẽ được giải ngân 50 triệu đồng để trồng khoai mì, mở dịch vụ cày thuê và cạo mủ cao su, nhanh chóng tạo thu nhập cho gia đình.
Ông Bùi Quang Tuấn, Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Bắc Tân Uyên cho biết, cho vay theo Nghị định số 22/2023/QĐ-TTg là một chương trình mới, đầy nhân văn. Vì vậy, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện luôn nhận được sự đồng hành của Công an huyện trong việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ được giao. Chính vì vậy, ngay khi vừa tập huấn về chương trình, NHCSXH huyện đã nhận được danh sách thống kê 120 người chấp hành xong án phạt tù, đặc xá, tha tù có điều kiện về địa phương tái nhập cộng đồng.
Song song đó, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện đã nhanh chóng triển khai chương trình này đến 142 TTK&VV trên toàn địa bàn huyện. Bước đầu, phòng đã nhận được 12 hồ sơ và duyệt vay cho 7 trường hợp. Nguồn vốn tín dụng phục vụ các đối tượng này sẽ được tăng thêm mỗi năm.
THANH HỒNG - PHƯƠNG THANH