您现在的位置是:88Point > Cúp C1

【tỷ lệ cá cược bong da hom nay】Bài toán nào cho nhà ở xã hội?

88Point2025-01-24 23:06:38【Cúp C1】1人已围观

简介Nguồn vốn hỗ trợ cho phân khúc nhà ở xã hội nói riêng, nhà giá rẻ nói chung đang rất khó khăn. Ảnh: tỷ lệ cá cược bong da hom nay

bai toan nao cho nha o xa hoi

Nguồn vốn hỗ trợ cho phân khúc nhà ở xã hội nói riêng, nhà giá rẻ nói chung đang rất khó khăn. Ảnh: H.A.

Khó khăn lớn nhất là vốn

Tại văn bản số 2510/NHCS-TDSV ngày 26/7/2016, Ngân hàng Chính sách xã hội quy định khách hàng là hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn ưu đãi phải thực hiện gửi tiết kiệm với "Mức gửi hàng tháng tối thiểu bằng mức trả nợ hàng tháng của người vay vốn". Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM đã chỉ ra điểm bất hợp lý của quy định này, đó là mức gửi tiết kiệm hàng tháng cao, bên cạnh đó người mua nhà ở xã hội còn phải trả lãi vay hàng tháng trong năm đầu do chưa phải trả nợ gốc, và trước đó đã phải trả 20% giá trị hợp đồng mua nhà ở xã hội, thì toàn bộ chi phí hàng tháng sẽ là gánh nặng cho người mua nhà ở xã hội.

Theo Bộ Xây dựng, mục tiêu phát triển nhà ở xã hội đã được đặt ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, cụ thể là đến năm 2020 phấn đấu thực hiện đầu tư xây dựng tối thiểu khoảng 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội tại khu vực đô thị nhằm đáp ứng cho khoảng 80% số sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và khoảng 70% công nhân lao động tại các khu công nghiệp có nhu cầu được giải quyết chỗ ở. Hiện nay, nhà ở xã hội tại các đô thị là vấn đề nóng khi nhu cầu của người dân là rất lớn nhưng nguồn cung rất khiêm tốn, đặc biệt sau khi gói tín dụng hỗ trợ nhà ở xã hội 30.000 tỷ đồng kết thúc vào năm 2016. Tính đến nay, cả nước mới đáp ứng được 28% nhu cầu nhà ở xã hội. Số liệu từ Bộ Xây dựng, đến nay, trên cả nước đã hoàn thành đầu tư xây dựng 184 dự án nhà ở xã hội, với quy mô 72.000 căn hộ. Hiện có gần 200 dự án với quy mô xây dựng 165.000 căn đang được triển khai. Con số này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu lớn của xã hội.

Ông Vũ Văn Phấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và TT BĐS (Bộ Xây dựng) cho biết, trong quá trình phát triển nhà ở xã hội, khi gói vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng kết thúc, khó khăn đầu tiên gặp phải là câu chuyện nguồn vốn. Khó khăn này là do ngân sách nhà nước hiện nay đang phải phục vụ cho nhiều chương trình. Với chương trình nhà ở xã hội, sau khi gói 30.000 tỷ đồng kết thúc, đầu năm 2017, Quốc hội đã đồng ý bổ sung 2.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội, trong đó dành một phần bổ sung để thực hiện chính sách nhà ở xã hội. (Hơn 800 tỷ đồng phân bổ cho hỗ trợ nhà ở cho người có công, còn khoảng 1.200 tỷ đồng cho hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội).

Tuy nhiên, trên thực tế các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội chưa được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi này. Bởi hiện nay, việc triển khai thực hiện chính sách nhà ở xã hội đang bị trở ngại do chưa bố trí được đầy đủ nguồn vốn từ ngân sách để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội. Chưa kể, hiện nay nguồn vốn này chỉ dành cho nguời mua nhà, không dành cho DN.

Về vấn đề này, ông Đào Anh Tuấn, Giám đốc Ban Tín dụng học sinh sinh viên và các đối tượng chính sách khác, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam cho biết, hiện tại, lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng mua, thuê mua xã hội theo quy định của Chính phủ là 4,8%. Giai đoạn 2016 - 2020, ngân hàng được Chính phủ cấp vốn cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội là 1.062 tỷ đồng, tuy nhiên do chưa nhận được số tiền này nên ngân hàng cũng chưa thể cho người dân vay vốn.

Cần nguồn vốn hỗn hợp

Dưới góc độ DN, qua thực tế khi nghiên cứu và triển khai nhà ở xã hội tại TP.HCM ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Nam Long cho rằng, để phát triển phân khúc này, cần hình thành cơ quan quản lý phát triển nhà cấp quốc gia và thiết lập các kênh tài chính – tiết kiệm nhà ở theo thông lệ và kinh nghiệm quốc tế. Theo ông Nguyễn Xuân Quang, tổ chức này đặc biệt quan trọng trong vai trò là đầu mối cho các kế hoạch, quy hoạch phát triển không gian đô thị, tại các thành phố lớn và cung cấp quỹ nhà ở xã hội cho các đối tượng thu nhập hạn chế để mua và thuê nhà…. “Theo tôi, một vấn đề cấp thiết là cần thúc đẩy giải quyết hai vướng mắc lớn nhất trong phát triển nhà ở xã hội hiện nay, đó là chi phí giải tỏa và đền bù giải phòng mặt bằng cho các dự án phát triển nhà ở xã hội và ban hành khung định mức để hạch toán các chi phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật và đấu nối cho các dự án phát triển nhà ở xã hội”, ông Nguyễn Xuân Quang kiến nghị.

Hiện nay, trong các chính sách liên quan đến nhà ở xã hội, một vấn đề nhận được nhiều ý kiến là quy định về điều kiện phải gửi tiết kiệm để được vay vốn ưu đãi mua, thuê mua nhà ở xã hội. Theo đó, Điều 74 Luật Nhà ở 2014 quy định: "Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm của hộ gia đình, cá nhân trong nước có nhu cầu mua, thuê mua nhà ở xã hội để cho các đối tượng này vay với lãi suất ưu đãi và thời hạn vay dài hạn sau một thời gian gửi tiết kiệm nhất định".

Phát biểu về vấn đề này tại Diễn đàn Bất động sản Việt Nam thường niên lần thứ nhất vừa diễn ra tại Hà Nội, chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa cho rằng, đây không phải giải pháp dài hạn và lâu bền, sẽ gây bức xúc cho ngành ngân hàng vì phải chịu áp lực lãi suất cho người gửi tiền. Do đó, chuyên gia này đề xuất, Bộ Xây dựng và cơ quan chức năng nên nghiên cứu kinh nghiệm của các nước huy động nguồn vốn khác để hỗ trợ. Theo đó, có thể thành lập một quỹ riêng cho phân khúc nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ.

Còn ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam thì cho rằng, việc lập quỹ tiết kiệm nhà ở đã bàn bạc nhiều, nhưng vấn đề đặt ra là hiện nay nguời mua nhà ở xã hội, nhà giá rẻ là những người có thu nhập ít, chưa đủ ăn, do đó, yêu cầu người dân nộp vào quỹ tiết kiệm nhà ở để được vay vốn mua nhà là rất khó.

Nhiều ý kiến cho rằng, để tạo nguồn vốn bền vững cho nhà ở xã hội để chính sách nhân văn này tiếp tục được triển khai tốt, nên chăng cần có cơ chế huy động được nguồn vốn hỗn hợp bao gồm cả nguồn vốn từ Nhà nước, các tổ chức tín dụng, các nguồn vốn có lãi suất ưu đãi từ các ngân hàng quốc tế, các nhà đầu tư tài chính, các DN, vốn vay ODA… để giảm bớt sự lệ thuộc vào vốn từ ngân sách Nhà nước cũng như từ các ngân hàng.

Trong chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030, bên cạnh việc tập trung phát triển nhà ở xã hội vẫn phải triển khai phát triển nhà ở thương mại để đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho các đối tượng có khả năng chi trả theo cơ chế thị trường. Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc đầu tư phát triển nhà ở thương mại nói chung và nhà ở thương mại giá rẻ nói riêng đang được thực hiện theo cơ chế thị trường. Nhà nước không có các chế độ ưu đãi như đối với nhà ở xã hội.

Thực tế, các DN tham gia phân khúc nhà ở giá rẻ đều phải tự chủ động, không trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, do đó gặp khá nhiều khó khăn. Do đó, có ý kiến cho rằng, phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ chính là động lực cho thị trường phát triển, không ỷ lại vào ngân sách nhà nước, DN sẽ tự chèo chống, vì thế, nên thay thế phân khúc nhà ở xã hội bằng nhà ở thương mại giá rẻ và Nhà nước chỉ đứng bên cạnh hỗ trợ bằng chính sách là đủ. Theo đó, một trong những chính sách rất quan trọng mà Nhà nước nên làm đó là giảm thuế, hỗ trợ thủ tục hành chính cho DN, điều này sẽ kích thích các DN tham gia đầu tư, giúp người nghèo thu nhập thấp mua được nhà giá rẻ.

很赞哦!(225)