【kết quả u23 hôm nay】Việt Nam “không bỏ lỡ con tàu” từ cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0

Việt Nam “không bỏ lỡ con tàu” từ cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu khai mạc hội thảo

Giải pháp căn cơ cho phát triển sản xuất

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết,ệtNamkhôngbỏlỡcontàutừcuộcCáchmạngCôngnghiệkết quả u23 hôm nay xuất khẩu là hoạt động quan trọng của nền kinh tế, đóng góp lớn vào phát triển kinh tế nói chung và sự lớn mạnh của cộng đồng doanh nghiệp nói riêng. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã có những tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm vừa qua, đạt tốc độ tăng bình quân 17,5%/năm trong giai đoạn 2011-2015. Năm 2016, xuất khẩu của cả nước đạt 176,6 tỷ USD. Thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho thấy, Việt Nam xếp thứ 26 trong các nền kinh tế có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Năm 2017, dự kiến kim ngạch xuất khẩu sẽ vượt mốc 200 tỷ USD.

Tăng trưởng xuất khẩu đã đóng góp quan trọng trong tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động, cân bằng cán cân thương mại, ổn định tỷ giá và ổn định kinh tế vĩ mô.

Việt Nam “không bỏ lỡ con tàu” từ cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0
Hội thảo do Cục Xuất nhập khẩu, Báo Công Thương - Bộ Công Thương phối hợp với diễn đàn Kinh tế tư nhân tổ chức
Việt Nam “không bỏ lỡ con tàu” từ cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0
Hội thảo thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam

Với một nền kinh tế hội nhập sâu rộng và có độ mở lớn như Việt Nam, phát triển xuất khẩu bền vững là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có giải pháp căn cơ về phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong đó chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm xuất khẩu, đồng thời chú trọng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Trong bối cảnh đó, Thứ trưởng cho rằng, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 với những công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, người máy, Internet của vạn vật, công nghệ nano, công nghệ sinh học phân tử, công nghệ di truyền,... mở ra khả năng đạt được yêu cầu này. Công nghiệp 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các "nhà máy thông minh" hay “nhà máy số”, mà ở đó các thiết bị máy móc thông minh giao tiếp với nhau bằng hệ thống mạng, liên tục chia sẻ thông tin về lượng hàng hiện tại, lượng nguyên vật liệu và những thay đổi trong đơn đặt hàng hay về sự cố hoặc lỗi.

Nhờ vậy, chuỗi cung ứng sản xuất đạt hiệu quả cao nhất về thời gian xử lý, thời gian lưu kho, nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí, vật liệu. Xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp cũng sẽ có những đột phá với những giống cây trồng mới có những tính năng thích ứng với tình trạng hạn hán, nước nhiễm mặn hoặc chống sâu bệnh và có năng suất, chất lượng cao được nghiên cứu nhờ công nghệ sinh học phân tử.

Bên cạnh đó, với việc nhiều loại vật liệu mới, sản phẩm mới được hình thành, những giao dịch xuất khẩu thực hiện hoàn toàn qua môi trường mạng thì cơ chế, chính sách quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu cũng cần điều chỉnh theo kịp với tình hình mới, đảm bảo mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu cũng như đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn môi trường, an toàn lao động và các mục tiêu công cộng chính đáng khác phù hợp với những điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.

Hướng đi nào cho doanh nghiệp?

Để tận dụng những lợi thế của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, bên cạnh những chính sách hỗ trợ của Chính phủ còn cần sự quyết tâm, nỗ lực của mỗi doanh nghiệp. Tại hội thảo đã có hơn 10 tham luận do các diễn giả là các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học trình bày, 2 phiên thảo luận với các vấn đề nóng, thời sự xung quanh việc tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến xuất khẩu của Việt Nam, phần nào đáp ứng được các câu hỏi của các vị khách mời cũng như đại diện các doanh nghiệp tham dự.

Việt Nam “không bỏ lỡ con tàu” từ cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực chia sẻ giải pháp, hướng đi của các doanh nghiệp Việt Nam trong sự phát triển của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho biết, trong vòng 10 năm tới, sẽ có khoảng 60% giao dịch xuất nhập khẩu được số hóa, trong đó các lĩnh vực viễn thông, nguyên vật liệu sẽ được áp dụng nhiều nhất. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự thay đổi mô hình kinh doanh phù hợp. Trong đó, cần đặc biệt lưu tâm đến việc đầu tư vào phát triển công nghệ thông tin, tăng cường bộ máy tổ chức nhân sự, quản trị doanh nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên phối hợp với các Bộ, ngành để xây dựng và hoàn thiện thể chế với cuộc Cách mạng 4.0.

Cũng tại hội thảo, hầu hết ý kiến của các diễn giả đều cho rằng, doanh nghiệp cần nghiên cứu các công nghệ tiên tiến của Cách mạng Công nghiệp 4.0 và ứng dụng chúng nhằm cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị. Trong tương lai, đổi mới về công nghệ sẽ tạo ra một “phép màu” cho dịch vụ cung ứng, cải thiện năng suất và hiệu suất về lâu dài. Theo đó, các doanh nghiệp phải linh động điều chỉnh sản phẩm theo nhu cầu người tiêu dùng, tích hợp các công nghệ tiên tiến (robot bán tự động, điện toán đám mây…) để giản tiện quy trình sản xuất, giảm thời gian giao hàng, rút ngắn vòng đời sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo khả năng quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải:“Với chức năng quản lý Nhà nước về xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương luôn mong muốn được lắng nghe những chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn của doanh nghiệp về ứng dụng, triển khai thực tế Cách mạng Công nghiệp 4.0 trong hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu và phương thức để doanh nghiệp Việt Nam bắt kịp, tận dụng được những lợi thế từ cuộc cách mạng này”.

Ông Phạm Đình Lộc – Trưởng ban CNTT, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh: "Cần sự chủ động của doanh nghiệp: Doanh nghiệp chính là lực lượng chủ lực của cuộc Cách mạng 4.0. Theo đó, để bắt kịp xu thế, các doanh nghiệp cần phải chủ động tìm kiếm, thăm dò thị trường xuất khẩu phù hợp. Hiện nay, Nhà nước đã có những chính sách về vốn khá cởi mở, điều quan trọng là doanh nghiệp cần nắm bắt được ý tưởng, tập trung đầu tư vào phát triển công nghệ, đào tạo được đội ngũ nhân lực chất lượng cao.

Ông Phí Ngọc Trịnh – Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Hồ Gươm: "Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ đưa đến cuộc cạnh tranh rất khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như quốc tế, công nghệ sẽ đưa đến một thế giới phẳng. Chính vì vậy, chúng ta phải có sự chuẩn bị hết sức kĩ càng để có thể gia nhập với thị trường. Doanh nghiệp liên tục phải đổi mới, bắt buộc thay đổi theo xu thế của thị trường, thế giới để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng. Hơn thế nữa, Việt Nam cũng cần phải chuẩn bị nguồn tài chính nhất định thì mới có thể thay thế được hoàn toàn nguồn nhân công giá rẻ".

Ông Đào Huy Giám – Tổng thư ký Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam:"Cách mạng 4.0 là chìa khóa để phát triển kinh tế. Trong suốt 20 năm qua, Việt Nam luôn mong muốn không để bị tụt hậu so với quốc tế, và đã có không ít lãnh đạo tập đoàn, công ty đã đứng lên cầm lái con tàu và đi trước để tạo sự khác biệt. Vì vậy, Việt Nam có thể kỳ vọng rằng kinh tế tư nhân sẽ đóng góp 50% - 60% GDP vào nền kinh tế".

TIN LIÊN QUAN
​Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội tăng trưởng xuất khẩu
Đón đầu cách mạng công nghiệp 4.0