【thứ hạng của rc lens】Tết sẻ chia, nhân ái

“Tất cả đoàn viên,ếtsẻchianhânáthứ hạng của rc lens người lao động đều có tết”

Với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có tết”, hoạt động chăm lo tết cho người lao động luôn được thành phố, các cấp, các ngành quan tâm và cũng là điểm nổi bật trong công tác an sinh xã hội của Thủ đô.

Bắt đầu kỳ nghỉ tết, được trở về gia đình, quê hương là hạnh phúc với mỗi người lao động. Là những người công nhân, hẳn ai cũng nhớ những ngày giáp Tết Nhâm Dần năm 2022, Hà Nội đã tổ chức nhiều chuyến xe miễn phí đưa công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố về quê đón tết. Những chuyến xe rộn ràng niềm vui và ấm áp đó nhằm thực hiện chủ trương “Chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp tết; không để đoàn viên, người lao động nào không có tết”, mà Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã yêu cầu các cấp, ngành thực hiện mỗi dịp tết đến xuân về.

Các gia đình khó khăn được thành phố Hà Nội quan tâm, thăm hỏi và tặng quà. Ảnh: Thủy Tiên
Các gia đình khó khăn được thành phố Hà Nội quan tâm, thăm hỏi và tặng quà. Ảnh: Thủy Tiên

Hoạt động này tiếp tục được thành phố chú trọng trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Theo Liên đoàn Lao động TP. Hà Nội, trong dịp tết này, thành phố, các cấp thuộc Công đoàn Thủ đô dự kiến chi trên 74 tỷ đồng để tổ chức các hoạt động chăm lo tết cho đoàn viên, người lao động. Trong đó, ở cấp thành phố sẽ tập trung vào các hoạt động chính là: tổ chức chương trình “Tết sum vầy”; “Chợ Tết công đoàn”; thăm hỏi, tặng quà cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; hỗ trợ phương tiện đưa công nhân có hoàn cảnh khó khăn về quê đón tết; hỗ trợ “Mái ấm công đoàn”.

Bên cạnh đó, nhằm kịp thời chia sẻ khó khăn với đoàn viên, người lao động bị thiếu việc làm, mất việc, bị nợ lương ảnh hưởng đến đời sống, thu nhập dịp Tết Quý Mão 2023, Liên đoàn Lao động TP. Hà Nội ban hành kế hoạch hỗ trợ bằng tiền mặt từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng/người cho đoàn viên, người lao động khó khăn. Tổng số tiền hỗ trợ đoàn viên, người lao động khó khăn dự kiến là 30 tỷ đồng. Người lao động khó khăn được nhận số tiền này trước ngày 25 tháng Chạp năm Nhâm Dần.

Tiệm cận mục tiêu Hà Nội không còn hộ nghèo

Ngay khi Hà Nội trở mình đón những cơn gió lạnh đầu mùa Đông, tháng 10/2022, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội tổ chức Lễ phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo và an sinh xã hội” năm 2022. Tại lễ phát động, 129 đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã đăng ký và ủng hộ gần 30,4 tỷ đồng. Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” thành phố đã trao kinh phí hỗ trợ xây nhà Đại đoàn kết và phương tiện, công cụ sản xuất cho các hộ nghèo, với tổng trị giá trên 10,7 tỷ đồng.

Cũng theo số liệu từ UBND TP. Hà Nội, từ năm 2021 đến nay, trong bối cảnh khó khăn do tác động của dịch Covid-19, Quỹ “Vì người nghèo” các cấp TP. Hà Nội đã tiếp nhận được trên 56,2 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ này đã hỗ trợ xây dựng 653 nhà đại đoàn kết, sửa chữa 145 nhà xuống cấp cho hộ nghèo; hàng nghìn hộ nghèo được vay vốn, hỗ trợ về giống, phương tiện sản xuất, khám, chữa bệnh.

Công tác chi hỗ trợ năm 2022 kịp thời, hiệu quả

Trong năm 2022, tổng kinh phí Hà Nội dành chi cho công tác ưu đãi người có công là 2.215 tỷ đồng; trợ cấp cho trên 200 nghìn đối tượng bảo trợ xã hội với mức đặc thù của thành phố, cao hơn mức chuẩn trung ương quy định; quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho 70.232 trường hợp với số tiền 1.873 tỷ đồng. Hà Nội đã thực hiện chi trả hỗ trợ kịp thời cho hơn 2,6 triệu lượt người thuộc 12/12 nhóm đối tượng khó khăn do ảnh hưởng bởi Covid-19, với số tiền 2.659 tỷ đồng; hỗ trợ theo chính sách riêng của thành phố cho trên 297 nghìn người thuộc 8 nhóm đối tượng với số tiền 315,6 tỷ đồng; hỗ trợ tiền thuê nhà cho 416,6 nghìn lao động, với kinh phí 218,6 tỷ đồng...

Xóa đói, giảm nghèo luôn được Thành ủy Hà Nội đặc biệt quan tâm, coi đây là yêu cầu cấp bách, là một nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược của quá trình phát triển nhanh, bền vững của Thủ đô. Thành phố đặt mục tiêu hàng năm giảm từ 25% đến 30% số hộ nghèo và 10% số hộ cận nghèo; phấn đấu đến cuối năm 2025 cơ bản không còn hộ nghèo.

Để cấp bách giảm nghèo, cùng với việc huy động xã hội hóa nguồn lực, Thành ủy, HĐND, UBND TP. Hà Nội ưu tiên bố trí nguồn lực, ban hành nhiều chính sách đặc thù. Điển hình, Nghị quyết số 17/2021/NQ-HĐND ngày 8/12/2021 quy định một số chính sách đặc thù thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của TP. Hà Nội giai đoạn 2022-2025 như: hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ nghèo thoát nghèo, người thuộc hộ cận nghèo thoát cận nghèo cho 7.848 người, kinh phí 526 triệu đồng/tháng; hỗ trợ học phí, chi phí học tập cho 8.592 học sinh thuộc hộ nghèo thoát nghèo, kinh phí 2,62 tỷ đồng/tháng; hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế cho 69.945 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, kinh phí 17,027 tỷ đồng/tháng…