TheươngquốcJordanChuyệntìnhđẹpnhưmơcủaQuốcvươngJordanvàcôgákeo aston villao báo Thanh Niên, đầu tháng 2/1993, Hoàng tử vương quốc JordanAbdullah II ibn al-Hussein, khi ấy 31 tuổi gặp Rania - cô gái xinh đẹp 23 tuổi có gốc là người Palestine, tại một bữa tiệc tối tổ chức ở Đại học Oxford (Anh). Cô Rania khi ấy đã tốt nghiệp khoa Kinh doanh Trường đại học Tổng hợp Mỹ ở Cairo (Ai Cập) và làm việc cho một ngân hàng ở thành phố Amman (Jordan). Chỉ hai tháng sau đó, họ thông báo đính hôn và hôn lễ được tổ chức vào ngày 10/6/1993.
Đến năm 1999, nhà vua Hussein chỉ định người con cả là Hoàng tử Abdullah kế vị ngai vàng trước khi ông qua đời hai tuần sau đó. Sau khi Abdullah II lên ngôi Quốc vương Jordan vào ngày 7/2/1999, cô Rania cũng trở thành Hoàng hậu trẻ nhất thế giới khi nhận ngôi vị này vào ngày 22/3 cùng năm, ở tuổi 28.
Sau khi trở thành cặp đôi quyền lực nhất của Hoàng gia Jordan, Quốc vương và Hoàng hậu thường xuyên xuất hiện cùng nhau trong những sự kiện quốc tế và nhiều dịp đón tiếp chính khách nước ngoài.
Vua Abdullah được mệnh danh là một "chiến vương" vì ông là người dày dặn kinh nghiệm quân sự. Theo Business Insider, quốc vương 53 tuổi này đã có 35 năm hoạt động trong quân sự.
Ông Abdullah học tập chủ yếu ở phương Tây. Năm 1980, ông theo học Học viện Quân sự Hoàng gia Sandhurst và được phong hàm thiếu úy trong quân đội Anh. Hai năm sau đó, ông hoàn thành một khóa học về Trung Đông tại Đại học Pembroke ở Oxford và theo học Đại học Georgetown Edmund A. Walsh về ngoại giao năm 1987.
Ông từng là phi công điều khiển trực thăng tấn công Cobra và là chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Jordan năm 1993. Ông được phong quân hàm thiếu tướng năm 1998, VnExpress cho hay.
Trong khi đó, bà Rania được tạp chí Harpers and Queen bình chọn là Đệ nhất phu nhân đẹp nhất năm 2011. Nhiều trang tin còn cho hay bà là thần tượng của người dân Jordan và được nhiều người Ả Rập tôn vinh là “Nữ hoàng của thế giới Ả Rập”.
Không chỉ nổi tiếng về sắc đẹp, Hoàng hậu Rania còn được biết đến là một nhà hoạt động xã hội tích cực và một thành viên hoàng gia thông minh, được lòng dân chúng. Điều này có được là nhờ một phần sự đồng thuận của Quốc vương Jordan. Nhiều tờ báo cho hay kể từ khi trở thành Hoàng hậu, bà Rania tích cực tham gia các hoạt động từ thiện như khuyến khích giáo dục, bảo vệ trẻ em, chống bạo lực gia đình và nâng cao vai trò của phụ nữ.
Ngoài những hoạt động trong nước, bà còn là người tiên phong trong nỗ lực xóa bỏ khoảng cách giữa phương Tây với thế giới Ả Rập qua việc sử dụng tài khoản YouTube, Facebook, Instagram và Twitter.
Daily Mail đầu tháng 2.2015 cho hay Hoàng hậu Rania đã đích thân đến an ủi cô Anwar Tarawneh - vợ của phi công Jordan Moaz al-Kasasbeh vừa bị tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) thiêu sống - và cùng hàng ngàn người dân Jordan tham gia cuộc tuần hành thể hiện sự phẫn nộ đối với hành động này của IS.
Sau 22 năm chung sống, hiện nay Quốc vương và Hoàng hậu Jordan đã có 4 người con: Thái tử Hussein (21 tuổi), Công chúa Iman Bint (19 tuổi), Công chúa Salma bint Abdullah (15 tuổi) và nhỏ tuổi nhất là Hoàng tử Hashem bin Al Abdullah mới 10 tuổi.
Cuộc sống của gia đình Quốc vương Jordan không chỉ trong bốn bề hoàng cung. Hoàng gia Jordan cho biết họ luôn giáo dục con tính tự lập và tạo điều kiện để chúng tận hưởng cuộc sống như một người bình thường, không phải như các ông hoàng, bà chúa.
Đinh Ly
IS ‘nhăm nhe’ xâm nhập Thổ Nhĩ Kỳ với 3.000 tay súng cực đoan