【kết quả bóng đá giải hạng nhất quốc gia】‘Ngày hội gia đình’ tại Làng Văn hóa
Đây cũng là các hoạt động thiết thực, bổ ích, ý nghĩa chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động các hoạt động hàng ngày, cuối tuần nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, sự cố kết cộng đồng cũng như sự gắn bó của mỗi thành viên trong gia đình, hướng đến đối tượng các nhóm khách gia đình đến với "Làng" sau khoảng thời gian giãn cách xã hội do ảnh hưởng của dịch COVID-19, đảm bảo “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch vừa tổ chức sự kiện an toàn.
Hoạt động tháng 6 với sự tham gia của khoảng gần 100 đồng bào của 16 dân tộc (Tày, Nùng, Dao, Mông, Thái, Mường, Khơ Mú, Ơ Đu, Tà Ôi, Cơ Tu, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, RagLai, Ê Đê, Khmer) cùng sự tham gia của 12 địa phương Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Sóc Trăng.
Trong khuôn khổ các hoạt động tháng 6, Ban Tổ chức tổ chức chương trình “Tuổi thơ của chúng em” với những hình ảnh của các hoạt động ấn tượng mùa hè năm 2016, 2017, 2018, 2019: Cuộc thi viết chữ đẹp “Nét chữ, nết người”; Cuộc thi vẽ tranh “Em yêu làng em”; Cuộc thi ‘Một hành động nhỏ với rác thải nhựa lớn” và một số trò chơi dân gian của trẻ thơ như trò chơi ô ăn quan, đánh chắt chơi chuyền…
Bên cạnh đó, Ban Tổ chức sẽ giới thiệu không gian đọc sách, truyện cho thiếu nhi và du khách. Đồng thời, trình diễn, giới thiệu về nhạc cụ truyền thống, được trải nghiệm và học thử các nhạc cụ đó đặc biệt là một số trò chơi dân gian của đồng bào các dân tộc như đánh yến, tó má lẹ… tại các làng dân tộc Xơ Đăng, dân tộc Thái.
Điểm nhấn của các hoạt động trong tháng 6 là tái hiện Lễ cúng lên nhà Rông mới của đồng bào Gia Rai tỉnh Gia Lai và Lễ báo hiếu của đồng bào dân tộc RagLai tỉnh Ninh Thuận. Lễ cúng lên nhà Rông mới là một trong những nghi lễ quan trọng của đồng bào dân tộc Gia Rai. Đây không chỉ là buổi lễ tạ ơn các Yàng phù hộ để đồng bào có ngôi nhà mới để ở mà còn phù hộ cho gia chủ làm ăn phát đạt. Trong suốt quá trình làm lễ tiếng chiêng vang lên không ngừng để cầu lên các Yàng mong sự may mắn, sung túc, bình an trong cuộc sống.
Lễ báo hiếu của đồng bào dân tộc RagLai tỉnh Ninh Thuận cũng nằm trong quan niệm “Cây có cội, nước có nguồn”. Đồng bào coi lễ này không phải là chuyện nội bộ của một gia đình mà là việc chung của cộng đồng và do đó được xếp vào trong hệ thống lễ hội chung như lễ bỏ mả, lễ cưới, lễ ăn cơm mới, lễ cúng Yàng.
Cùng với đó là các hoạt động hoạt động hàng ngày, cuối tuần của 16 cộng đồng dân tộc, chương trình du lịch trải nghiệm, giới thiệu làm bánh, gói bánh phục vụ du khách, trò chơi dân gian; hoạt động cầu an, chúc phúc tại các không gian tâm linh chùa Khmer, tháp Chăm... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam./.
Theo Dangcongsan.vn