(HGO) - Sáng ngày 18-3,ềukếtquảtừthiếtbịbaykhngngườilitrongphunthuốket quả bong da anh Trung tâm Khuyến nông Quốc gia - Bộ NN&PTNT phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang tổ chức hội thảo sử dụng máy bay không người lái (MBKNL) HLD - 18 phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên cây lúa. Tham dự hội thảo có ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, cùng cơ quan liên quan của Bộ Quốc phòng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Viện lúa ĐBSCL, một số Trung tâm Khuyến nông của vùng ĐBSCL; lãnh đạo Sở NN&PTNT và đông đảo người dân trong tỉnh.
Trình diễn MBKNL-HLD 18 thực tế tại cánh đồng thí điểm ở ấp 1A, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy.
Theo đó, mô hình được hợp tác thử nghiệm ban đầu giữa Viện Nghiên cứu công nghệ cao (HIRA) thuộc Bộ KH&CN với Viện Khoa học Nông nghiệp - Bộ NN&PTNT, dưới sự giám sát của Bộ Quốc phòng. Hai tỉnh tại vùng ĐBSCL được chọn thực hiện mô hình là Hậu Giang và An Giang. Riêng tại tỉnh Hậu Giang, mô hình được thực hiện tại ấp 1A, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, với quy mô 30ha, thời gian thực hiện từ ngày 7/12/2020 - 18/3/2021. Sau thời gian thực hiện, mô hình đã đạt được nhiều kết quả khởi sắc. Cụ thể, sử dụng “Thiết bị bay phun thuốc BVTV điều khiển từ xa HLD 18” giúp giảm 5% lượng thuốc đầu vào, giảm 5-10% lượng nước. Bên cạnh đó, khi thực hiện mô hình còn kiểm soát dịch bệnh trên cây lúa hiệu quả nhờ dập dịch nhanh và tiết kiệm được thời gian quản lý dịch hại; đồng thời giảm tổn thất sản lượng lúa từ 1-2%/ha so với phun thuốc thông thường do lúa không bị giẫm đạp trong quá trình phun thuốc. Mặt khác, lượng thuốc BVTV phun bằng MBKNL lên đất và nước ở giai đoạn phát triển ban đầu của cây lúa không thay đổi so với phương pháp truyền thống; tuy nhiên, sang giai đoạn sau thì lượng thuốc BVTV lên cây lúa cao hơn do thuốc phun rải ngoài môi trường giảm. Công suất hoạt động của một MBKNL-HLD 18 dao động từ 10-20ha/ngày, với giá thuê phun thuốc từ dịch vụ chỉ dao động từ 180.000-250.000 đồng/ha. Ngoài những hiệu quả mang lại trong sản xuất, mô hình thí điểm còn thành lập Tổ dịch vụ (gồm 9 người) được đào tạo kỹ thuật vận hành sử dụng MBKNL - HLD18 phun thuốc BVTV trên cây lúa. Kết thúc thực hiện thí điểm mô hình, mỗi điểm trình diễn tại Hậu Giang và An Giang được nhận hỗ trợ 3 MBKNL-HLD 18 để ngành chức năng mỗi tỉnh tiếp tục phát triển mô hình trong thời gian tới.
Nhiều học viên của tỉnh An Giang và Hậu Giang nhận giấy chứng nhận hoàn thành chương trình huấn luyện điều khiển máy bay HLD 18 tại hội thảo.
Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, chia sẻ: Từ thực tiễn cho thấy, hiệu quả lớn nhất của mô hình là cách ly được người nông dân với thuốc BVTV, qua đây bảo vệ sức khỏe bà con và môi trường; đồng thời tăng hiệu suất làm việc, không ngại địa hình hoạt động, tiết kiệm nước và thuốc, tăng hiệu quả sản xuất. Ngoài những hiệu quả trên thì thông qua mô hình, cơ quan chuyên môn còn đào tạo được lực lượng vận hành để có thể sử dụng thiết bị MBKNL phục vụ cho người dân. Với những kết quả ban đầu đạt được sẽ làm cơ sở cho tỉnh Hậu Giang và An Giang nói riêng và các tỉnh vùng ĐBSCL tổ chức nhân rộng, góp phần nâng cao tỷ lệ sử dụng công nghệ vào đồng ruộng để nâng hiệu quả sản xuất cho người dân…
Ông Lê Quốc Thanh (thứ 2 từ phải sang), Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia bàn giao MBKNL-HLD 18 cho Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Hậu Giang.
Trước khi hội thảo diễn ra, sáng cùng ngày, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang tổ chức cho đại biểu dự hội thảo đi tham quan thực tế mô hình thí điểm và tiến hành trình diễn MBKNL-HLD 18 tại cánh đồng lúa ở ấp 1A, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy.
Tin, ảnh: HỮU PHƯỚC