【thứ hạng của câu lạc bộ bóng đá sheffield united】15 mẫu ô tô hủy hoại cả sự nghiệp của hãng xe
AMC Pacer
Liệu sự ra đời của Pacer là có phải là nguyên nhân sụp đổ của công ty American Motors Corporation (AMC) hay không đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Thế nhưng thời điểm xuất hiện của mẫu xe này trùng hợp với sự suy thoái của một thương hiệu từng chiếm 7.5% thị phần xe hơi nước Mỹ.
Doanh số của AMC Pacer tụt dốc thê thảm sau năm đầu tiên mở bán. Ảnh: MSN Autos |
Vào 1976,ẫuôtôhủyhoạicảsựnghiệpcủahãthứ hạng của câu lạc bộ bóng đá sheffield united trong năm bán hàng đầu tiên, AMC đã bán được 177.724 chiếc Pacer. Tuy nhiên, doanh số bán hàng giảm xuống chỉ còn 58.264 chiếc vào năm tiếp theo và không bao giờ phục hồi lại nữa. AMC Pacer bị dừng sản xuất vào năm 1980. Chi phí nghiên cứu, phát triển dòng xe này tạo nên những gánh nặng tài chính, góp phần gây ra sự sụp đổ của công ty mẹ vào năm 1987.
MG XPower SV-R
Trong quá khứ, hãng xe MG đã khá thành công với việc nâng cấp các dòng xe cũ của Rover thành các sản phẩm mới, công suất cao. Được khích lệ bởi những thành tích đạt được, MG bắt tay chế tạo một chiếc sedan dẫn động cầu trước, trang bị động cơ V8 với tham vọng cạnh tranh với các tên tuổi hàng đầu như Porsche, Jaguar và Maserati.
MG XPower SV-R không xứng đáng với mức giá 83.000 Bảng. Ảnh: MSN Autos |
Công bằng mà nói, MG XPower SV-R không phải là mẫu xe quá tệ. Tuy nhiên nó không xứng đáng với mức 83.000 Bảng mà nhà sản xuất định giá. Chính sai lầm về mặt chiến lược khi phát triển mẫu xe này là một trong những nguyên nhân gây ra sự sụp đổ của hãng xe Anh.
NSU Ro80
NSU Ro80 là một chiếc xe xuất sắc đi trước thời đại. Thiết kế, kiểu dáng của chiếc xe vẫn không hề lỗi mốt so với những chiếc xe hiện đại ngày nay. Hệ thống treo của NSU Ro80 cũng được đánh giá cao về chất lượng.
Sự thất bại của Ro80 là nguyên nhân khiến NSU bị mua lại. Ảnh: MSN Autos |
Thật không may, động cơ trang bị theo xe lại không đáng tin cậy và là nguyên nhân khiến NSU phải thay thế, bảo hành hàng trăm xe bị lỗi hỏng. Đối mặt với khủng hoảng, NSU bị Volkswagen mua lại, và thương hiệu xe nổi tiếng của Đức biến mất trên thị trường.
Pontiac Aztek
Chiếc Pontiac Aztek cuối cùng được xuất xưởng vào năm 2005, chỉ 5 năm sau khi mẫu xe này có màn ra mắt ấn tượng tại Triển lãm ô tô Detroit 2000. Đã có nhiều chuyên gia của GM cảnh báo tập đoàn không nên đưa Aztek vào sản xuất nhưng ban quản trị của GM đã bỏ ngoài tai mọi lời khuyên nhủ.
Pontiac Aztek có thiết kế nổi tiếng xấu xí. Ảnh: MSN Autos |
Thực tế là mẫu Aztek đã phải cập nhật, khắc phục lỗi chỉ sau 5 tháng bán ra thị trường nói lên rất nhiều điều về chiếc xe này. GM đã đóng cửa thương hiệu Pontiac vào năm 2009. Mặc dù chiếc Aztek không phải là nguyên nhân thất bại duy nhất, nhưng thiết kế xấu xí nổi tiếng của nó đã trở thành tiếng xấu đeo bám hãng xe.
Panther Solo
Đáng lẽ chiếc Panther Solo đã có thể trở thành một huyền thoại. Tuy nhiên, chiếc xe này quá đắt và thương hiệu không quá nổi danh. Ngoài ra, trang bị động cơ Sierra RS Cosworth trên Panther Solo không đủ mạnh.
Panther Solo đắt hơn Toyota MR2 nhưng lại không cao cấp bằng. Ảnh: MSN Autos |
Dù một số phóng viên xe hơi dành cho Panther Solo những lời khen có cánh về chất lượng khung gầm, khả năng xử lý thú vị nhưng chiếc xe này vẫn không thể tiến xa trên thị trường. Chi phí dành cho việc nghiên cứu, phát triển chiếc Panther Solo quá cao, kèm thêm sự ra đời của chiếc Toyota MR2 rẻ hơn nhưng cao cấp hơn khiến cho nhà sản xuất phải bỏ cuộc giữa chừng. Chỉ có 20 chiếc Panther Solo được chế tạo và bán ra.
Cizeta-Moroder V16T
Được thiết kế bởi Marcello Gandini, chiếc Cizeta-Moroder V16T là bằng chứng cho sự tài năng của nhà thiết kế người Ý từng tạo nên Lamborghini Diablo.
Cizeta-Moroder V16T được chế tạo bởi các cựu nhân viên Lamborghini. Ảnh: MSN Autos |
Xe trang bị động cơ V12 dung tích 6.0, được chế tạo tại Modena bởi một nhóm cựu nhân viên Lamborghini, đứng đầu là Claudio Zampolli, Giorgio Moroder và Gandini. Nhóm này có tham vọng chế tạo khoảng 100 chiếc ô tô, thế nhưng khi Moroder rời khỏi dự án kèm theo tiền đầu tư thì chiếc siêu xe đã chết yểu. Chỉ có chín chiếc Cizetas được chế tạo.
DeLorean DMC-12
Những câu chuyện xung quanh công ty DeLorean vẫn là đề tài bàn tán sôi nổi cho đến ngày hôm nay. Công ty này được thành lập năm 1975 bởi John DeLorean, cựu phó chủ tịch của GM. Người đàn ông này đã nhận hàng triệu Bảng từ các khoản vay, tài trợ và đầu tư.
Dù nổi tiếng trên phim ảnh nhưng DeLorean DMC-12 lại là gánh nặng tài chính của công ty. Ảnh: MSN Autos |
Tuy nhiên, vận may không mỉm cười với John DeLorean, quá trình vận hành công ty là hàng tá các quyết định sai lầm và vận đen nối tiếp nhau. Cuối cùng DeLorean đã bị bắt khi âm mưu buôn bán ma túy hòng kiếm tiền cứu vãn công ty khỏi phá sản.
Chiếc DMC-12, mẫu xe chủ lực của công ty là một ngôi sao trong bộ phim điện ảnh "Trở về tương lai" nhưng lại là một sản phẩm thất bại về mặt thương mại.
Hummer H3
Hummer là một nạn nhân khác trong quá trình tái cơ cấu sau phá sản của GM vào năm 2009. Hy vọng của GM trong việc bán công ty cho một đối tác Trung Quốc đã thất bại, khiến Hummer phải đóng cửa hoạt động, dù rằng đã có thời thương hiệu này là biểu tượng nổi tiếng của nước Mỹ.
Dù có cải tiến nhưng Hummer H3 vẫn không thể cạnh tranh được với các mẫu xe khác. Ảnh: MSN Autos |
Ra mắt vào năm 2005, Hummer H3 là một mẫu xe có kích thước nhỏ, mềm mại hơn những thế hệ đàn anh, nhưng nó vẫn quá ngốn nhiên liệu và quá chậm để so sánh với dòng xe SUV gia đình.
Hummer hiện đang trở lại với tư cách là một thương hiệu xe tải chạy hoàn toàn bằng điện.
Jowett Javelin
Jowett bắt đầu sản xuất ô tô tại Bradford vào năm 1906. 41 năm sau, công ty này tung ra một trong những chiếc xe sáng tạo nhất thời hậu chiến, nhưng cuối cùng chiếc Javelin vẫn bị lãng quên.
Jowett Javelin là mẫu xe sáng tạo nhưng lại gặp nhiều sự cố. Ảnh: MSN Autos |
Đây là chiếc xe đầu tiên của Anh có kính chắn gió cong, thiết kế khí động học của Javelin cũng được đánh giá là vượt trước thời đại. Xe có khung gầm cứng cáp, khả năng xử lý tốt, không gian rộng rãi. Không may, quá trình kiểm tra chất lượng không nghiêm ngặt dẫn đến một loạt sự cố và hủy hoại danh tiếng của Jowett. Doanh số bán hàng không đủ bù chi phí đầu tư nghiên cứu khiến cho công ty phải đóng cửa vào năm 1955.
Gordon-Keeble GK1
Gordon-Keeble GK1 là một chiếc xe đẹp xuất sắc. Chiếc xe này do Giugiaro thiết kế, được chế tạo bởi công ty Bertone và trang bị động cơ Corvette V8. Nhà máy sản xuất ra chiếc Gordon-Keeble GK1 cũng là nơi từng chế tạo mẫu máy bay Supermarine Spitfire danh tiếng.
Gordon-Keeble GK1 có khởi đầu đẹp như mơ nhưng nhanh chóng thất bại. Ảnh: MSN Autos |
Với một khởi đầu đẹp như mơ, ít ai ngờ rằng chỉ sau 4 năm ra mắt chiếc Gordon-Keeble GK1, công ty chủ quản đã phải vật lộn với những khó khăn tài chính và bị bán lại vào năm 1965.
Cisitalia Grand Prix
Chiếc Cisitalia Grand Prix hay còn được gọi là Type 360 là một mẫu xe thể thao đi trước thời đại, đến nỗi nó quá phức tạp để có thể sản xuất.
Sức mạnh của chiếc xe đến từ động cơ 12 xi-lanh, dung tích 1.5 lít, trục cam đôi và hai bộ siêu nạp. Các tính năng hiện đại kèm theo phải kể đến như hộp số đồng bộ và hệ thống dẫn động 4 bánh.
Cisitalia Grand Prix phức tạp đến nỗi chỉ tồn tại ở dạng concept. Ảnh: MSN Autos |
Mặc dù chiếc xe này chưa bao giờ lăn bánh trên đường đua nhưng tạp chí Motor Sport tuyên bố rằng nó "có thể đã thay đổi tiến trình lịch sử đua xe GP". Thật không may, Cisitalia Grand Prix lại là dấu mốc chứng kiến sự xuống dốc của công ty Cisitalia.
Lancia Beta
Với sự thất bại của Lancia Beta, hãng xe Ý Lancia đã phải rút khỏi thị trường Anh quốc. Công ty này đã phải thu hồi hàng trăm chiếc Lancia Beta để tiêu hủy vì dính lỗi rỉ sét nghiêm trọng. Sự việc này được giới truyền thông nước Anh đăng tải rầm rộ khiến cho hình ảnh của Lancia bị sụp đổ và không thể gây dựng lại.
Sự thất bại của Lancia Beta khiến hãng xe Ý không thể trở mình. Ảnh: MSN Autos |
Hiện tại, hãng xe Lancia chỉ tồn tại lay lắt tại Ý với số lượng sản xuất rất hạn chế.
Bricklin SV-1
Hai chiếc xe Bricklin SV-1 và DeLorean DMC-12 có rất nhiều điểm chung. Cả 2 mẫu xe đều có thiết kế cửa xe dạng cánh chim, đều là sản phẩm tâm huyết của người đứng đầu công ty và cùng nhận được tiền tài trợ từ chính quyền để đổi lấy lời hứa tạo ra công ăn việc làm cho người dân. SV-1 là mẫu xe do Malcolm Bricklin chế tạo, ông là người nổi tiếng với việc thành lập chi nhánh Subaru tại Mỹ.
Bricklin SV-1 và DeLorean DMC-12 có nhiều điểm giống nhau kỳ lạ. Ảnh: MSN Autos |
Tuy nhiên, chi phí sản xuất tăng cao ngoài tầm kiểm soát và công ty không thể đạt được tốc độ sản xuất 1.000 xe/tháng theo kế hoạch. Công ty bị rơi vào tình trạng bị kiểm soát năm 1976 sau khi nhận được 20 triệu USD từ chính quyền New Brunswick, Canada.
Studebaker Avanti
Là sản phẩm của nhà thiết kế công nghiệp Raymond Loewy, chiếc Studebaker Avanti là một trong mẫu xe tiên tiến nhất mà ngành ô tô Mỹ từng sản xuất. Ở phiên bản động cơ siêu nạp, chiếc xe này có thể đạt tốc độ tối đa 273 km/h. Đây cũng là mẫu xe 4 chỗ có cấu tạo bằng sợi thủy tinh được chế tạo hàng loạt đầu tiên tại Mỹ.
Avanti là một trong những mẫu xe tiên tiến nhất tại thời điểm ra mắt. Ảnh: MSN Autos |
Công bằng mà nói, hãng Studebaker đã gặp phải khó khăn rất lâu trước khi sản xuất Avanti, nhưng các vấn đề trong quá trình sản xuất chiếc xe đã đẩy nhanh quá trình phá sản của thương hiệu này.
Edsel
Ford đã chi 250 triệu USD cho dự án Edsel, tốn rất nhiều công sức để xây dựng thương hiệu độc lập này và đảm bảo nó không bị thất bại.
Edsel làm tiêu tốn của Ford 250 triệu USD. Ảnh: MSN Autos |
Nhưng vấn đề là Ford không có định hướng cụ thể khi xây dựng Edsel. Thêm với việc tham khảo ý kiến của quá nhiều chuyên gia khiến cho dự án rơi vào tình trạng "đẽo cày giữa đường". Chiếc Edsel gặp phải các vấn đề về chất lượng, dẫn đến các phản ứng tiêu cực từ cả phía người sử dụng lẫn đại lý phân phối. Cuối cùng, cái tên Edsel bị bỏ rơi chỉ 3 năm sau khi dự án bắt đầu.
Ngân Vũ(theo MSN Autos)
Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Thiết kế vô-lăng và tap-lô của các hãng xe thay đổi thế nào sau 40 năm?
Nếu không nhìn vào logo, chắc chắn nhiều người sẽ không còn nhận ra sự thay đổi hoàn toàn trong thiết kế của vô-lăng và đồng hồ tap-lô trên cùng một mẫu xe sau 40 năm.
(责任编辑:World Cup)
- ·Lai Châu chú trọng nâng tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
- ·Quảng Ninh ra tối hậu thư cho dự án Khách sạn Sông Đà
- ·Căn hộ thông minh: Cơ hội cho nhà đầu tư phân khúc cao cấp
- ·CEO Group cất nóc tòa thứ 2 khu Nhà ở xã hội Bamboo Garden
- ·Ngày 5/1: Giá cao su trong nước ổn định, sàn giao dịch duy trì mức thấp
- ·Đã có 145 bệnh nhân mắc COVID
- ·Thêm 5 ca công bố khỏi COVID
- ·Đón Tết cùng Five Star Garden
- ·Na Uy xây hầm tận thế chứa dữ liệu toàn nhân loại
- ·Ngày thứ 13 liên tiếp Việt Nam không ca nhiễm mới trong cộng đồng
- ·Party chief works with Bình Dương Military Command
- ·Tận mắt trải nghiệm căn hộ mẫu The Arcadia
- ·Hành động để hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết
- ·Tinh hoa châu Âu giữa thủ đô Hà Nội
- ·Cá nhân không thực hiện đúng quy định về gia hạn tạm trú có thể bị phạt 1 triệu đồng
- ·Bệnh viện Đa khoa Tư nhân Bình Dương: Đưa vào hoạt động khu phòng khám mới
- ·Đã có 171 bệnh nhân mắc COVID
- ·Hà Nội trả lời cụ thể về giấy phép xây dựng cấp cho công trình tại số 8B Lê Trực
- ·Vì sao Gen Z ngày càng hờ hững với hẹn hò online?
- ·Bình Dương: Tiếp tục tập trung chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid