【nhận định middlesbrough】“Đường băng” đưa Bình Phước “cất cánh”

KIẾN TẠO CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TRỌNG ĐIỂM

Giao thông khó khăn cản trở các nhà đầu tư tìm đến Bình Phước… Nhưng đó là câu chuyện của 25 năm trước. Bình Phước giờ đã khác,ĐườngbăngrdquođưaBigravenhPhướcldquocấnhận định middlesbrough thậm chí còn tạo bước chuyển mình ngoạn mục. Sau ngày tái lập, tỉnh luôn đặt vấn đề đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông lên hàng đầu, nhất là đầu tư mở rộng và xây dựng mới các tuyến đường huyết mạch tạo đà phát triển kinh tế - xã hội nhằm thu hút vốn đầu tư và kết nối vùng miền.

Tỉnh có tuyến quốc lộ 14 đi qua, 15 tuyến đường tỉnh, 325 tuyến đường đô thị, 2.135 tuyến đường xã, 241 tuyến đường chuyên dùng và tuần tra biên giới với tổng chiều dài 9.102km, tỷ lệ nhựa hóa đạt 64,17%. Giao thông kết nối thuận lợi đã phá “thế độc đạo” giữa tỉnh Bình Phước với Tây Nguyên, Bình Dương, Tây Ninh và TP. Hồ Chí Minh đến các nước Campuchia, Lào, Thái Lan qua Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư. Đặc biệt, tỉnh cũng ưu tiên đầu tư nhiều tuyến đường kết nối vùng tam giác phát triển động lực nội tỉnh giữa thành phố Đồng Xoài - huyện Đồng Phú - thị xã Chơn Thành.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Cường và đoàn công tác khảo sát khu đất quy hoạch các công trình thương mại, dịch vụ tại thị xã Chơn Thành

Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bình Phước diễn ra vào trung tuần tháng 3-2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định Bình Phước hội tụ nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển toàn diện, nhanh, bền vững. Trong tương lai, các dự án cao tốc kết nối giao thông giữa Đông Nam Bộ với Tây Nguyên mà Bình Phước ở vị trí kết nối sẽ mở ra không gian phát triển mới. Thủ tướng yêu cầu tỉnh ưu tiên dành nguồn lực cho phát triển hạ tầng giao thông vận tải, trước mắt là giao thông đường bộ, đặc biệt là các tuyến cao tốc chiến lược. Điển hình là tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một (Bình Dương) - Chơn Thành (Bình Phước); cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước)…

Để đáp ứng yêu cầu liên kết vùng, nội tỉnh nhằm phát triển kinh tế - xã hội địa phương, UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt Đề án phát triển giao thông giai đoạn 2021-2025 với 34 dự án, kinh phí dự kiến khoảng 16,6 ngàn tỷ đồng. Bình Phước đã bám sát và hoàn tất thủ tục theo yêu cầu của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đối với tuyến cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) và các dự án giao thông kết nối liên vùng. Tỉnh xác định tuyến cao tốc này cùng với các công trình giao thông trọng điểm có tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế, trở thành động lực đánh thức tiềm năng của vùng, miền.

HẠ TẦNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH, HIỆN ĐẠI

Nằm ở vị trí đắc địa của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gần các đô thị lớn trong vùng như Đồng Nai, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh; đồng thời có tuyến quốc lộ 13, 14 đi qua nên Bình Phước có nhiều thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội. Tận dụng tốt lợi thế này, tỉnh đang đẩy mạnh quy hoạch, đảm bảo phát triển đô thị hiện đại, xanh, sạch, thông minh và giàu bản sắc văn hóa đặc trưng của địa phương. 

Thành phố Đồng Xoài được tỉnh chọn xây dựng đô thị hiện đại, sinh thái, thông minh, có năng lực cạnh tranh cao, trở thành động lực phát triển của tỉnh

Trong đó, tỉnh chọn thành phố Đồng Xoài để quy hoạch và đầu tư xây dựng đô thị hiện đại, sinh thái, thông minh, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng - an ninh của tỉnh, có năng lực cạnh tranh cao, trở thành động lực phát triển của tỉnh. Chủ tịch UBND thành phố Đồng Xoài Nguyễn Minh Bình cho biết: Sau khi trở thành thành phố, Đồng Xoài đã tập trung nguồn vốn ngân sách để đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị, giao thông kết nối. Nổi bật nhất trong những năm gần đây là các tuyến giao thông trục chính, có quy mô mặt đường rộng như: đường vành đai, đường Trường Chinh, đường Trần Hưng Đạo nối dài, đường Tôn Đức Thắng... Cùng với đó, thành phố tập trung nguồn lực để làm bờ kè, đường giao thông các tuyến suối, vừa tạo cảnh quan vừa tăng cường năng lực giao thông nội thị.

Thành phố Đồng Xoài đang thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển theo hướng thông minh, hiện đại, có nét đặc sắc khác biệt so với các thành phố khác. Mọi hoạt động từ quy hoạch đến thực hiện quy hoạch đều đảm bảo các yêu cầu để số hóa, tạo điều kiện cho công tác quản lý của chính quyền nhằm xây dựng thành phố thông minh từng phần, tiến tới thông minh toàn diện.

Chủ tịch UBND thành phố Đồng Xoài NGUYỄN MINH BÌNH

Trong xây dựng, phát triển đô thị, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng có vai trò chiến lược và phải đi trước một bước. Làm tốt công tác quy hoạch, không chỉ giúp tạo nguồn vốn tái đầu tư mà còn huy động được các nguồn lực xã hội hóa tham gia vào quá trình phát triển đô thị của Bình Phước. Ông Võ Tất Dũng, Giám đốc Sở Xây dựng cho rằng: Để đảm bảo phát triển đô thị bền vững, tỉnh xác định phải tổng hòa phát triển giữa kinh tế, xã hội, ổn định môi trường sinh thái và bảo đảm liên kết không gian chặt chẽ giữa đô thị và nông thôn. Đề án phát triển đô thị tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đã đề ra những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm cho từng đô thị, từng địa phương. Cùng với đó là hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng của đô thị, nhất là hạ tầng kỹ thuật khung và hạ tầng xã hội thiết yếu được xây dựng và phát triển đồng bộ, hiện đại.

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH KHÔNG ĐIỂM DỪNG

Không chỉ tập trung đầu tư cho hạ tầng, Bình Phước đã đi đầu trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trong việc xây dựng cơ chế “một cửa”, hỗ trợ đầu tư. 

Hạ tầng chuyển đổi số của Bình Phước được hoàn thiện và bảo đảm thông suốt 100% trên địa bàn tỉnh. Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia trên các lĩnh vực đang được các sở, ngành, địa phương tập trung tích hợp, đồng bộ, tạo nền tảng cơ sở dữ liệu dùng chung trong toàn tỉnh và kết nối, liên thông với Trung ương. Điểm nhấn nổi bật năm 2022 là việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của tổ chức đảng, từng bước số hóa nghiệp vụ công tác đảng thông qua triển khai ứng dụng Sổ tay đảng viên điện tử; cơ sở dữ liệu về dân cư đã cấp tài khoản định danh điện tử được 91.410 trường hợp, đạt 84,51%...

Bình Phước hiện có 1.432 dịch vụ công kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia, đứng đầu cả nước. Tỉnh xếp thứ 8/63 tỉnh, thành phố về chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Chỉ số đánh giá chuyển đổi số DTI năm 2021 của tỉnh xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố.

Các chuyên gia đánh giá Bình Phước đã nỗ lực mạnh mẽ và đạt kết quả tốt trong cải cách hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công và đặc biệt là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - yếu tố nền tảng để thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính và nâng cao các chỉ số PAR INDEX, SIPAS, PAPI, PCI của tỉnh. Minh chứng sống động khẳng định cách làm đúng, hướng đi mới của tỉnh đã được người dân, cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận, đánh giá cao qua chỉ số DDCI năm 2021. Đa số doanh nghiệp đánh giá chất lượng môi trường kinh doanh của tỉnh tốt thứ 5 cả nước và mức độ tin tưởng đối với nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của chính quyền tỉnh đứng thứ 3 toàn quốc… Nỗ lực đổi mới không ngừng về cải cách hành chính, tư duy đột phá trong quản lý, điều hành đã củng cố niềm tin cho người dân, doanh nghiệp với tỉnh.

Những dự án đã và đang được đầu tư hứa hẹn sẽ mở ra cho Bình Phước nhiều cơ hội phát triển mới, có ý nghĩa quan trọng trong khai thác tiềm năng, thế mạnh vốn có, tạo thành “thỏi nam châm” thu hút nhà đầu tư, phát triển cho toàn vùng Đông Nam Bộ. Đây được kỳ vọng sẽ tạo ra những “đường băng” để Bình Phước “cất cánh”.