【kq anh b】Nhiều nơi mong mỏi có sân quần vợt

Trên địa bàn tỉnh hiện tại vẫn còn 2 đơn vị là huyện Châu Thành và huyện Long Mỹ chưa có sân quần vợt hoạt động. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến việc phát triển môn thể thao này tại địa phương.

Những nơi có sân quần vợt hoạt động đều thu hút được rất nhiều người tham gia. (Ảnh chụp tại Khu liên hợp thể dục thể thao tỉnh Hậu Giang).

Không kinh phí

Trong không khí ngày xuân cận kề,ềunơimongmỏicsnquầnvợkq anh b ngành thể thao huyện Châu Thành đang gấp rút chuẩn bị các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân, nhưng đâu đó vẫn còn một nỗi lo và mong mỏi lớn là có được một sân quần vợt để phục vụ việc tập luyện. Không có sân quần vợt hoạt động sẽ kéo theo việc phát triển môn thể thao này tại địa phương gặp rất nhiều khó khăn, nhất là chuyện để người dân đến gần hơn với quần vợt. Chị Nguyễn Thị Đẹp, ở ấp Tân Hưng, thị trấn Ngã Sáu, cho biết: “Nói về môn quần vợt đa số người dân ở đây không biết rõ lắm. Tuy nhiên, nếu địa phương có đầu tư sân bãi thì chúng tôi vẫn tìm hiểu và tham gia tập luyện, mình xem ti vi hay lâu lâu đi chỗ khác thấy người ta đánh cũng hay. Chúng tôi luôn muốn đóng góp một phần nhỏ của mình vào sự phát triển của thể thao địa phương”.

Tuy nhiên, cái khó lớn nhất mà huyện Châu Thành đang gặp phải trong việc xây dựng sân quần vợt chỉ gói gọn trong hai chữ kinh phí. Chính lẽ đó mà phong trào quần vợt tại Châu Thành chậm phát triển so với các huyện, thị, thành phố còn lại của tỉnh, địa phương chỉ có thể phát triển được những thế mạnh sẵn có như bóng đá, taekwondo, Vovinam, võ cổ truyền,… Ông Phạm Hoàng Nghĩa, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thông tin - Thể thao huyện Châu Thành, chia sẻ: “Địa phương rất mong mỏi có được sân quần vợt nhằm phát triển phong trào thể thao đơn vị và tạo nhiều sân chơi cho người dân. Địa phương gặp nhiều khó khăn trong công tác xã hội hóa để xây dựng sân quần vợt, do không có nhà đầu tư hoặc nếu có thì họ không thể đầu tư bởi lợi nhuận thu về không mấy khả quan. Chỉ mong các ngành, các cấp quan tâm và hỗ trợ để đơn vị có được sân quần vợt như những đơn vị khác”.

Không đất xây dựng

Nếu ở Châu Thành khó về kinh phí, thì ở một số địa phương khác lại khó cái khác. Ở huyện Long Mỹ, sau thời gian hơn 1 năm điều chỉnh địa giới hành chính, ngành chức năng địa phương đang cố gắng từng bước hoàn thành hệ thống cơ sở vật chất thể thao. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều khó khăn nhất là trong việc xây dựng sân quần vợt. Theo thông tin từ Trung tâm Văn hóa, Thông tin - Thể thao huyện, có khá nhiều người dân biết đến môn quần vợt cùng với một bộ phận lớn cán bộ, công chức đang công tác, nhưng để có thể tham gia tập luyện quần vợt, người chơi phải ra đến tận thị xã Long Mỹ. Ông Phạm Trung Lưu, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thông tin - Thể thao huyện Long Mỹ, bộc bạch: “Đơn vị luôn mong mỏi có được một sân quần vợt để hoạt động, điều đó sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu vui chơi, học tập của người dân tại địa phương. Khi huyện có sân sẽ thu hút nhiều người dân tham gia, có thể tổ chức thêm nhiều giải đấu, chỉ như vậy môn quần vợt của huyện Long Mỹ mới mong khởi sắc”.

Ngày nay, quần vợt dần được xem là một môn thể thao hấp dẫn và phổ biến tại hầu hết các tỉnh, thành trên toàn quốc. Việc tập luyện quần vợt đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người và trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu. Ở Hậu Giang, việc phát triển sân quần vợt không đều ở các địa phương, có nơi quá nhiều, có nơi lại không có. Do đó, việc đáp ứng nhu cầu tập luyện quần vợt của người dân là thật sự cần thiết.

Cũng mừng là số lượng hội viên của Liên đoàn Quần vợt tỉnh không ngừng tăng lên từ 380 hội viên năm 2012 đến nay đã lên tới 650 người. Tuy nhiên, vấn đề cần thiết đặt ra là nhiều khó khăn trong việc xây dựng sân quần vợt cho những đơn vị chưa có. Ông Trần Văn Tuấn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, kiêm Phó Chủ tịch Liên đoàn Quần vợt tỉnh, cho biết: “Kinh phí của liên đoàn còn nhiều hạn chế do đó để hỗ trợ cho các địa phương xây dựng sân là điều rất khó. Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ 2016-2020, liên đoàn sẽ tiếp tục vận động các huyện, cơ quan, ban ngành, đầu tư xây dựng từ 2-4 sân quần vợt phục vụ cho nhu cầu tập luyện của những địa phương chưa có sân để giúp phong trào ngày càng lớn mạnh và phát triển trong tương lai”.

Theo thống kê từ Liên đoàn Quần vợt tỉnh, hiện tại toàn tỉnh có 27 sân quần vợt đang hoạt động được phân bổ ở các huyện, thị xã, thành phố. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở thành phố Vị Thanh với gần 20 sân. Các sân đều được đầu tư chất lượng phục vụ tốt cho nhu cầu vui chơi, tập luyện của người dân.

 

Bài, ảnh: HỒNG NHUNG