Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định,ếntranhtiềntệliệucóxảkết quả bóng đá giao hữu châu á các cuộc chiến tranh thương mại nói chung và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc nói riêng đã gây nhiều bất ổn cho nền kinh tế toàn cầu.
Theo ước tính của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tổng kim ngạch thương mại hàng hóa toàn cầu năm 2018 đã giảm 500 tỷ USD, cuối năm nay, con số này sẽ giảm mạnh ở mức 1,5 nghìn tỷ USD.
Còn theo cảnh báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nếu cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn tiếp tục thì GDP toàn cầu sẽ giảm 5%, tức khoảng 455 tỷ USD.
Trong tình huống này các ngân hàng Trung ương đều sử dụng những biện pháp khác nhau để hỗ trợ nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, theo Bank of America, cuộc chiến tranh tiền tệ đang diễn ra và các ngân hàng Trung ương của các quốc gia hàng đầu đã và đang bị cuốn vào cuộc chiến này.
Cuộc chiến tranh tiền tệ có thể sẽ xảy ra. (Ảnh minh họa: KT) |
TS. Nguyễn Trí Hiếu phân tích, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc lớn nhất nhì thế giới vẫn diễn biến phức tạp và khó đoán định thì cuộc chiến tranh tiền tệ rất có thể xảy ra. Để bảo vệ lợi ích của mình, hiện tại, nhiều quốc gia đang áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ, hạ lãi suất cũng như tìm cách đẩy giá trị của đồng bảng xuống để tạo ưu thế cho xuất khẩu.
Nếu các quốc gia đồng loạt nới lỏng chính sách tiền tệ rồi lại phá giá đồng bảng của mình sẽ dẫn đến việc rơi vào vòng xoáy của cuộc chiến tranh tiền tệ. Điều này sẽ gây nên thiệt hại cho cả hệ thống kinh tế toàn cầu.
Ông Hiếu khẳng định, cuộc chiến ấy đang có dấu hiệu manh nha, chẳng hạn, ở Mỹ, Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ có thể sẽ cắt giảm lãi suất, từ đó hạ giá trị của đồng USD đối với các đồng bảng khác. Các nước ở Châu Âu cũng hạ lãi suất, có những nơi lãi suất bằng 0, họ cũng đang tìm cách đẩy giá trị của đồng tiền xuống…
Chuyên gia kinh tế này quan ngại, còn 5 tháng nữa là kết thúc năm 2019, trong thời điểm này sẽ còn nhiều diễn biến xung quanh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Điều quan trọng là liệu Mỹ và Trung Quốc có đi đến thỏa thuận hay không.
Nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump không muốn hòa giải, muốn giữ lợi thế về mặt chính trị, còn phía Trung Quốc vẫn cứng rắn, không chịu nhún nhường với Mỹ thì cuộc chiến tranh thương mại sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2020.
Khi cuộc chiến giữa hai nước nóng lên sẽ khiến kinh tế toàn cầu suy giảm, khi đó nhiều quốc gia sẽ tiếp tục áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ, hạ giá đồng bảng của mình xuống để tạo lợi thế cho xuất khẩu. Đương nhiên Việt Nam cũng sẽ bị cuốn vào cuộc chiến tranh tiền tệ.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, trong cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu, nếu Việt Nam không nhập cuộc tức không hạ giá trị của VND xuống thì giá hàng hóa tính ra các đồng ngoại tệ khác tại những quốc gia mà Việt Nam xuất khẩu sẽ tăng lên và làm giảm tính cạnh tranh. Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu, nếu xuất khẩu bị ảnh hưởng thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới kinh tế của Việt Nam.
Trước những diễn biến có thể xảy ra và gây ảnh hưởng đến xuất khẩu, ông Hiếu đưa ra lời khuyên, các doanh nghiệp xuất khẩu phải tăng cường khai thác các thị trường mà trước đó chưa quan tâm đến, thực tế còn rất nhiều thị trường tiềm năng ở châu Phi, ở Nam Mỹ. Những thị trường này cần khai thác để có thể bù đắp nếu một số thị trường truyền thống như Mỹ, châu Âu bị ảnh hưởng. Cùng với đó cần chú trọng đến mẫu mã, chất lượng, giá cả hàng hóa để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng các nước.
“Trong một cuộc chiến tranh thương mại và tiền tệ thì giá của hàng nhập khẩu sẽ rẻ hơn, tạo ra sự cạnh tranh với hàng nội địa. Các doanh nghiệp trong nước cũng cần chuẩn bị tâm thế để đối đầu với sự cạnh tranh rất lớn của hàng hóa của nước ngoài khi cuộc chiến tranh tiền tệ xảy ra. Ngay từ bây giờ, các nhà kinh doanh, sản xuất nội địa phải lên kế hoạch, kịch bản để đối phó với tình trạng xấu nhất có thể xảy ra”, ông Nguyễn Trí Hiếu khuyến cáo./.