Bất cập trong quy định về cấp thẻ hành nghề hướng dẫn viên
ĐB Triệu Thanh Dung (Cao Bằng) cho rằng,Đạibiểuđềnghịkhôngcấpthẻhướngdẫnviênchongườinướcngoàkq bóng đá tây ban nha ngành Du lịch Việt Nam hiện nay vừa thiếu vừa yếu. Cả nước chỉ có 9.500 hướng dẫn viên du lịch quốc tế, phục vụ cho 8 triệu khách du lịch nước ngoài du lịch tại Việt Nam và 6 triệu lượt khách Việt Nam ra nước ngoài du lịch trong 1 năm. Bên cạnh đó, chỉ có 7.150 hướng dẫn viên du lịch nội địa phục vụ hơn 45 triệu lượt khách du lịch 1 năm. Theo ước tính để phục vụ lượng khách trên cần 25.000 hướng dẫn viên quốc tế, 50.000 hướng dẫn viên nội địa.
Theo ĐB Dung, một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do những bất cập trong quy định về cấp thẻ hành nghề hướng dẫn viên được quy định trong Luật Du lịch 2005.
Đặc biệt, công tác quản lý còn nhiều bất cập như tình trạng hướng dẫn viên du lịch chui ngày càng nhiều ở các điểm du lịch nổi tiếng. Cá biệt có hướng dẫn viên du lịch chui là người nước ngoài, nói tiếng nước ngoài, sử dụng đồng tiền nước ngoài và xuyên tạc lịch sử văn hóa Việt Nam như trường hợp ở TP. Đà Nẵng. Theo ĐB, đây không phải là trường hợp đầu tiên hướng dẫn viên nước ngoài xuyên tạc lịch sử, văn hóa Việt Nam.
“Đà Nẵng có khoảng 60 hướng dẫn viên người Trung Quốc hoạt động chui trên địa bàn. Nghiêm trọng hơn hầu hết công ty lữ hành nhận dẫn đoàn khách Trung Quốc đều do người Việt đứng tên để đảm bảo thủ tục pháp lý còn điều hành hoạt động đều do người Trung Quốc đứng sau”, ĐB Dung cho biết.
Cũng theo ĐB, dự Luật hiện mới chỉ khắc phục được điểm thiếu, mà chưa giải quyết căn bản được điểm yếu và công tác quản lý hướng dẫn viên du lịch hiện nay. Điều này thể hiện ở chỗ Luật chỉ khắc phục tình trạng thiếu hướng dẫn viên bằng cách hạ tiêu chuẩn cấp thẻ hướng dẫn viên mà chưa có quy định kiểm tra kiến thức kỹ năng của hướng dẫn viên. Dự thảo luật mặc dù không công nhận nhưng cũng không có điều khoản cấm hướng dẫn viên du lịch nước ngoài hành nghề tại Việt Nam và các quy định hoặc viện dẫn quy định chế tài xử lý cụ thể.
Trên cơ sở những phân tích trên, ĐB Dung kiến nghị dự Luật cần bổ sung quy định tổ chức thi sát hạch trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ để đảm bảo chất lượng nhân lực xin cấp thẻ hành nghề hướng dẫn viên du lịch. Bổ sung quy định về cấm hướng dẫn viên nước ngoài hành nghề tại Việt Nam hoặc điều kiện để cấp thẻ hành nghề hướng dẫn viên là người có quốc tịch Việt Nam và có quy định hoặc viện dẫn quy định chế tài để xử lý.
“Chế tài xử phạt không chỉ áp dụng đối với các đối tượng hành nghề chui mà còn đối với những đối tượng hướng dẫn viên người Việt có thể hành nghề hợp pháp hay những công ty lữ hành tiếp tay cho hành vi trái pháp luật làm xấu hình ảnh văn hóa lịch sử con người Việt Nam”, ĐB đề nghị.
Đề nghị xử nghiêm hành vi chèo kéo, chặt chém khách du lịch
Cũng tại phiên thảo luận, ĐB Đoàn Thị Thanh Mai (Hưng Yên) cho rằng, đất nước ta có tiềm năng du lịch rất lớn nhưng chưa được khai thác hết để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ.
Theo ĐB, sau gần 30 năm đổi mới, du lịch Việt Nam vẫn ở dạng tiềm năng. Chính vì vậy sứ mệnh của dự Luật lần này không chỉ thể chế hóa Hiến pháp 2013, đảm bảo tương thích với các văn bản pháp luật khác, quan trọng hơn là bắt đúng bệnh, kê đúng đơn để du lịch Việt Nam phát triển tương xứng với tiềm năng.
ĐB Mai cũng đề nghị dự Luật cần tạo lập khuôn khổ pháp lý để xử lý nghiêm hành vi vi phạm như chèo kéo, chặt chém giá sử dụng dịch vụ, trộm cắp tài sản của du khách và du khách nước ngoài vi phạm pháp luật.
Thực tế hoạt động du lịch thời gian qua cho thấy vẫn còn xảy ra khá phổ biến các hành vi vi phạm của các cơ sở lưu trú kinh doanh dịch vụ. Tiên biểu như hành vi chèo kéo khách du lịch, du khách nước ngoài có các hành vi quấy rối vừa mua vừa cướp, không chịu thanh toán bằng đồng Việt Nam.
ĐB ví dụ trong dịp Tết 2016 vừa qua, du khách sau khi ăn xong đã phải trả 700.000 đồng một con ghẹ, 500.000 đồng một trái dừa. Hay là dịp 30/4 vừa qua có những khách sạn ở Sapa đã tăng giá từ 3-5 lần. Những hành vi như vậy làm xấu đi hình ảnh du lịch Việt Nam gây bức xúc trong dư luận, làm tỷ lệ khách quốc tế quay trở lại Việt Nam khá thấp.
Sau khi lắng nghe ý kiến của các ĐB, Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho biết sẽ nghiên cứu để tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ tất cả ý kiến của ĐB để hoàn chỉnh dự Luật với mong muốn đáp ứng được sự mong mỏi và kỳ vọng của ĐB, đồng thời khắc phục những yếu kém để đưa du lịch Việt Nam phát triển tương xứng với tiềm năng.
Giải trình cụ thể, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho hay với dự thảo luật sửa đổi lần này, tinh thần của ban soạn thảo là muốn thay đổi cách tiếp cận quản lý. Theo đó, cố gắng kết hợp quản lý nhà nước với công cụ của kinh tế thị trường.
“Đó là lý do vì sao dự Luật lại bỏ đi một số điều cấm, hạn chế hoặc những yêu cầu thế này thế khác. Nhà nước sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, sân chơi bình đẳng, nhà nước chỉ hậu kiểm, thổi còi nếu sai phạm. Còn nếu làm đúng pháp luật thì cứ thể mà làm”, Bộ trưởng nói.
Riêng với quy định về yêu cầu đối với hướng dẫn viên du lịch, theo Bộ trưởng Thiện, việc hạ tiêu chuẩn cũng nằm trong tinh thần tạo ra một luật thông thoáng hơn, những điều không khả thi, không bắt buộc thì sẽ bỏ.
Cũng theo Bộ trưởng, trên thực tế hiện nay, lượng hướng dẫn viên du lịch bao gồm cả quốc tế cả trong nước chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu, đây là một trong những lý do giải thích tại sao có hướng dẫn viên chui.../.
Hồng Chi