您现在的位置是:88Point > World Cup

【bảng xếp hạng quốc gia mexico】Mật mã Morse

88Point2025-01-24 23:41:52【World Cup】3人已围观

简介Ông Samuel Finley Breese Morse Cùng với sự phát triển của xã hội, công nghệ viễn thông cũng dần phá bảng xếp hạng quốc gia mexico

mat ma morse buoc ngoat lon trong lich su truyen tin

Ông Samuel Finley Breese Morse

Cùng với sự phát triển của xã hội,ậtmãbảng xếp hạng quốc gia mexico công nghệ viễn thông cũng dần phát triển, thông tin liên lạc đã được truyền đi với tốc độ cao để đáp ứng yêu cầu của xã hội và cuộc sống. Tuy nhiên, có thể nói, khái niệm viễn thông được chính thức sử dụng khi Samuel Finley Breese Morse sáng chế chiếc máy điện báo đầu tiên trên thế giới.

Samuel Finley Breese Morse, (ảnh) sinh ngày 27-4-1791 ở tại thành phố Charlestown, bang Massachusetts (Mỹ). Năm 1810, sau khi tốt nghiệp trường Ðại học Tổng hợp Yale ngành họa sĩ, Morse sống tại Anh để làm nghề dạy học và vẽ chân dung. Năm 1815, ông trở lại Mỹ và là một trong số họa sĩ vẽ chân dung nổi tiếng. Ông đã vẽ chân dung Lafayette, Eli Whitney và nhiều bức tranh đẹp về phụ nữ. Năm 1825, Morse là một trong những người sáng lập và là Chủ tịch đầu tiên của Viện Hàn lâm Đồ họa quốc gia Mỹ.

Vậy, nguyên nhân nào đưa ông từ một họa sĩ trở thành nhà phát minh?

Đó là vào một buổi chiều mùa Thu năm 1832, trên chuyến tàu thủy từ Pháp sang Mỹ, Morse đã nghe bài diễn thuyết của một bác sĩ người Mỹ tên là Jackson về năng lực kỳ diệu của sắt điện từ.

Morse trở về buồng nghỉ của mình, nhưng ý nghĩ cứ ào ạt xuất hiện, không thể nào ngủ được. Ông thầm hạ quyết tâm: "Ta nhất định phải tìm cho ra hiện tượng kỳ diệu này, con đường ứng dụng trong thực tế, để cho dòng điện phục vụ nhân loại". Trong khoảnh khắc đó, lòng hiếu kì mãnh liệt đã chuyển hóa thành một quyết tâm đầy trách nhiệm.

Về đến New York, Morse gác lại sự nghiệp hội họa mà mình yêu thích và bắt đầu nghiên cứu máy điện báo. Ông vốn là họa sĩ, kiến thức về điện rất ít nên khó khăn lại chồng chất khó khăn. Ba năm ròng rã qua đi, tiền nong cạn kiệt, mà hình bóng chiếc máy vẫn chưa thấy đâu.

Cực chẳng đã, Morse đành phải trở lại nghề cũ, nhưng hình bóng chiếc máy điện báo vẫn nguyên vẹn trong ông. Ông dồn từng đồng kiếm được để trang trải chi phí cho những nghiên cứu về máy điện báo. Cứ kiên trì như vậy, lại 3 năm nữa trôi qua, cuối cùng ông đã chế thử thành công chiếc máy điện báo. Tuy nhiên, không ai chịu bỏ tiền sản xuất cái máy khác đời đó. Khó khăn không thể làm ngã lòng người, ông vừa dạy học, vừa dạy vẽ để kiếm sống và tiếp tục cải tiến máy điện báo.

Với nguồn viện trợ của Quốc hội Mỹ, ngày 24-5-1844, Morse đã trình diễn chiếc máy điện báo do ông phát minh. Trước mặt các quan khách, âm thanh “tích tích…tà tà” do Morse nhấn một cách điêu luyện được truyền tới Quốc hội Mỹ cách đó 40 dặm. Morse đã phát đi điện báo đường dài đầu tiên của nhân loại, bức điện báo chỉ có câu: "Thượng đế sáng tạo nên những kỳ tích ”.

Những năm về sau, máy điện tín và mật mã của Morse ngày càng trở nên phổ biến. Cho tới năm 1851, tại nước Mỹ, đã có trên 50 công ty điện tín.

Ngoài phát minh vĩ đại về máy điện báo, Morse còn nêu lên các nguyên lý chụp ảnh, sau này đã được Louis Daguerre, họa sĩ và nhà hóa học Pháp phát triển hoàn chỉnh. Ông cũng sáng chế máy cắt cẩm thạch và thử nghiệm truyền điện tín qua dây cáp ngầm dưới biển. Morse tham gia sáng lập trường Đại học Vassar dành cho phụ nữ ở Poughkeepsie, New York.

Morse mất ngày 2-4-1872 tại New York do bệnh viêm phổi. Để tưởng nhớ công lao của Morse, người ta đã dựng tượng ông ngay tại Công viên Trung tâm New York.

Từ máy điện báo đầu tiên của Morse, đến nay, ngành điện tử viễn thông gồm các loại hình như điện thoại, radio và TV, vệ tinh viễn thông sợi quang học, công nghệ không dây, đã tạo nên một mạng lưới thông tin liên lạc bao quát toàn thế giới và được ví như hệ thần kinh của Trái đất.

很赞哦!(581)