Bắt đầu trồng mới từ năm 2016,ậpcaotừtrồngsầđội hình sc freiburg gặp union berlin đến nay vườn sầu riêng rộng 1,7 ha của gia đình anh Võ Lê Minh Đức ở thôn 6, xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng đã cho thu hoạch. Anh Đức chia sẻ: Sầu riêng trồng năm thứ 6 bắt đầu cho trái bói, nhưng để cây phát triển khỏe mạnh, gia đình đã cắt bỏ toàn bộ trái để dưỡng cây. Tùy theo độ tuổi của từng cây mà để từ 30-50 trái/cây. Đây là năm đầu tiên thu hoạch vụ chính nên gia đình chỉ giữ số lượng trái rất ít để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Anh Võ Lê Minh Đức cho biết, sầu riêng chăm sóc theo hình thức hữu cơ sẽ cho chất lượng tốt, năng suất cao
Để tiết kiệm công lao động, ngay từ đầu, gia đình anh Đức đã đầu tư hệ thống tưới tự động, chăm sóc theo hướng hữu cơ, dưỡng cỏ giữ ẩm cho cây và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý nhằm đạt năng suất cao nhất. Theo anh Đức, trồng sầu riêng cần nhiều vốn đầu tư, công chăm sóc nhưng bù lại thu nhập rất cao. Nếu canh tác đúng quy trình kỹ thuật, mỗi cây có thể thu lợi nhuận hàng chục triệu đồng/năm khi vào giai đoạn kinh doanh. Cây sầu riêng càng to, tán càng rộng, năng suất càng cao, bình quân mỗi hécta sầu riêng từ năm thứ 6 trở lên cho thu hoạch khoảng 12-15 tấn trái/vụ, mang lại thu nhập từ 600-750 triệu đồng.
Sầu riêng thu hoạch chính vụ từ tháng 5-7, tùy từng khu vực sẽ có thời gian thu hoạch khác nhau. Tại Bình Phước, vùng trồng sầu riêng ở 2 thị xã Phước Long, Bình Long và huyện Lộc Ninh sẽ thu hoạch sớm hơn so với sầu riêng trồng ở huyện Bù Đăng. Những ngày này, hàng ngàn hộ nông dân trồng sầu riêng trong tỉnh đang bước vào vụ thu hoạch chính. Mặc dù giá có giảm so với thời điểm đầu mùa nhưng hiệu quả kinh tế vẫn cao so với nhiều loại cây trồng khác. |
Đồng hành với thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp, những năm qua, tổ chức đoàn - hội các cấp trong tỉnh luôn chủ động, sáng tạo và linh hoạt hỗ trợ đoàn viên, hội viên, thanh niên tham gia các lớp chuyển giao khoa học - kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao… cũng như hỗ trợ xây dựng các đề án tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế gia đình. “Hiện thanh niên xã Đoàn Kết đang nhân rộng các mô hình, như: Trồng lá nhíp dưới tán điều, trồng sầu riêng... Những mô hình này tuy không mới nhưng với sự năng động, nhạy bén của tuổi trẻ trong kỷ nguyên công nghệ số, thanh niên đã tự tìm hiểu kiến thức, áp dụng khoa học - kỹ thuật xây dựng mô hình để phát triển kinh tế” - Bí thư Đoàn xã Đoàn Kết Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết.