Nếu như những đề xuất tại dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi mới nhất,ôngthểđểdoanhnghiệpcótínhmùavụchờthờigianlàmviệcbìnhthườbảng xếp hạng bóng đá paraguay chắc chắn doanh nghiệp Việt sẽ đối mặt vi phạm quy định và các đối tác huỷ hợp đồng. (Ảnh minh họa). |
“Bó chân” doanh nghiệp
Cho biết về một số điểm mới tại dự thảo chỉnh lý mới nhất trước khi trình Quốc hội, ông Mai Đức Thiện, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết, cơ quan soạn thảo đưa ra đề xuất giữ nguyên quy định giờ làm việc bình thường như Chính phủ đề nghị là không quá 48 giờ/tháng. Về giờ làm thêm, dự thảo đã chỉnh lý quy định 2 phương án: Phương án 1 là không quá 50% số giờ làm việc bình thường/ngày + 40 giờ/tháng + 200 giờ/năm hoặc 300 giờ/năm trong 5 loại công việc quy định tại Điều 107; Phương án 2, như dự thảo Chính phủ trình là 200 giờ/năm hoặc 400 giờ/năm do Chính phủ quy định.
Tuy nhiên, theo ý kiến các doanh nghiệp, quy định mức như vậy làm giảm sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nếu đặt lên bàn so sánh một số quốc gia như Trung Quốc cho phép làm thêm 432 giờ/năm, Bangladesh 408 giờ, Hàn Quốc 424 giờ,….
Phát biểu tại hội nghị, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, những lĩnh vực như thuỷ sản, chế biến nông sản có tính mùa vụ không thể để nông sản, thuỷ sản “chờ” thời gian làm việc bình thường để làm, bắt buộc phải chế biến ngay. Trong khi đó, thực tế hiện nay đang diễn ra tình trạng doanh nghiệp đều trưng biển tuyển lao động nhưng không được.
“Người lao động cũng muốn tăng giờ làm thêm và sẵn sàng làm thêm. Nhưng nếu như những đề xuất tại dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi mới nhất, chắc chắn doanh nghiệp Việt sẽ đối mặt vi phạm quy định và các đối tác huỷ hợp đồng”, TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.
Đồng quan điểm với TS Vũ Tiến Lộc, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân cũng cho rằng, về vấn đề làm thêm giờ, dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi đang đề xuất những quy định “bó chân” cả người lao động và doanh nghiệp. Bởi doanh nghiệp có nhu cầu làm thêm giờ để kịp đơn hàng còn người lao động thì có nhu cầu làm thêm giờ để tăng thêm thu nhập.
Bỏ giới hạn làm thêm giờ theo tuần, tháng
Theo bà Marry Tarnowka, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam), năng lực cạnh tranh đầu tư của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào chiến lược lao động và chi phí lao động. Nếu chi phí lao động không hấp dẫn thì việc hấp dẫn dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ khó khăn, giảm tính cạnh tranh. Đặc biệt là tốc độ tăng lương hàng năm của Việt Nam lại cao hơn năng suất lao động.
“Khi so sánh trong khu vực thì Bộ luật Lao động sửa đổi đang thể hiện yếu tố kém cạnh tranh về số thời gian làm thêm giờ. Hiện nay, Trung Quốc đang có số giờ làm thêm là 400 giờ/năm, Thái Lan và Malaysia là 1.800 giờ/năm… Chính vì vậy, chúng tôi khuyến nghị tăng số giờ làm thêm giờ tăng lên đến 400 giờ/năm đối với 1 số ngành nghề nhất định, không áp dụng mức trần hay điều kiện đối với số giờ làm việc hàng tuần hay hàng tháng. Về mức lương làm thêm giờ, hiện Việt Nam đang có mức tính khá cao là 150% so với ngày thường và 200% ngày cuối tuần, 300% là lễ Tết. Chúng ta có thể duy trì mức tính như hiện tại hoặc giảm bớt” bà Marry Tarnowka đề xuất.
Đứng ở góc độ là một doanh nghiệp đặc thù, sử dụng nhiều lao động và sản xuất theo thời vụ, bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da - Giày và Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đang sử dụng 1,5 triệu lao động và việc tuyển dụng lao động đang gặp nhiều khó khăn. Nếu giảm giờ làm việc, doanh nghiệp phải tuyển dụng thêm lao động hoặc đầu tư vào máy móc, làm tăng thêm chi phí.
Cũng theo bà Phan Thị Thanh Xuân, việc ứng dụng công nghệ hiện đại để tăng năng suất lao động, giảm phụ thuộc vào lao động là không thể đối với ngành da giày, thời trang bởi đây là một ngành đặc thù. Ngành thời trang có sự thay đổi mẫu mã theo mùa, trung bình một tháng các doanh nghiệp trong ngành sẽ phải thay đổi mẫu mã mới, một doanh nghiệp một tháng có thể sản xuất đến hàng trăm mẫu sản phẩm.
Đồng thời, theo bà Thanh Xuân, nên bỏ khống chế thời gian làm thêm giờ cho các doanh nghiệp có đặc thù thời vụ theo tuần, theo tháng. Chỉ nên khống chế một mức làm thêm giờ theo năm, còn để bản thân doanh nghiệp và người lao động tự thỏa thuận và sắp xếp giờ làm thêm cho phù hợp. Chỉ cần không vượt mức làm thêm giờ tối đa một năm là được.