Chuỗi cung ứng hàng hóa và dịch vụ toàn cầu đang đứng trước những thách thức lớn,ảipháppháttriểnchuỗicungứngbềnvữngtrongbốicảnhmớket qua bong da cup c1 chau au đặt ra nhu cầu cấp bách cần phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng để có thể tránh được tình trạng dễ bị tổn thương nếu chỉ tập trung vào một quốc gia, một khu vực hoặc một nhà sản xuất đơn lẻ. Sự biến động khó lường của kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững dẫn đến sự thiếu hụt hàng hóa và lạm phát tăng nhanh. Đối với Việt Nam, duy trì tính bền vững là ưu tiên hàng đầu trong lộ trình phát triển. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh: “Tiếp tục phát huy vai trò của các doanh nghiệp nhà nước trong việc hình thành và mở rộng các chuỗi sản suất, cung ứng và chuỗi giá trị”. Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP-26) vào tháng 11-2021, Việt Nam cam kết đưa mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Nhận thức rõ tầm quan trọng của cam kết này, nhiều doanh nghiệp Việt Nam tích cực áp dụng các biện pháp nhằm phát huy tính bền vững trong chuỗi cung ứng.
Như vậy, trên thực tế, để bảo đảm chuỗi cung ứng bền vững, Việt Nam cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, tổ chức lại chuỗi cung ứng sản xuất công nghiệp, triển khai những hình thức mới, tạo sự bền vững, linh hoạt để phát triển chuỗi cung ứng
Các doanh nghiệp cần từng bước thúc đẩy cơ cấu lại hoạt động sản xuất công nghiệp, đặc biệt công nghiệp hỗ trợ nhằm tự chủ nguồn nguyên phụ, vật liệu trong nước phục vụ cho phát triển bền vững. Ngành công nghiệp hỗ trợ được định hướng là một trong những ngành ưu tiên phát triển và được ưu đãi đầu tư. Số lượng và chất lượng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đang ngày càng được cải thiện. Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phần nào đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. Một số doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tích cực sử dụng các công cụ quản lý hiện đại vào sản xuất, đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế, trở thành nhà cung cấp lớn cho các công ty đa quốc gia.
Khi các hoạt động giao thương trực tiếp gặp nhiều khó khăn, hệ thống cơ sở dữ liệu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ chính thức được triển khai, là dấu mốc quan trọng nhằm giải quyết nhu cầu hình thành mạng lưới kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) trong và ngoài nước, giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư tìm kiếm thông tin nhanh chóng, chính xác, đáp ứng nhu cầu kết nối đầu tư, tăng cường cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để dần đưa sản phẩm tham gia vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.