【bxh nữ việt nam】Logistics cho nông sản: Manh mún và thiếu đầu tư

logistics cho nong san manh mun va thieu dau tuThách thức cạnh tranh từ CPTPP đối với ngành phân phối,ôngsảnManhmúnvàthiếuđầutưbxh nữ việt nam logistics
logistics cho nong san manh mun va thieu dau tuVô số bất cập logistics “cản chân” nông sản Việt
logistics cho nong san manh mun va thieu dau tuPhó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Logistics Việt đang đi ngược thế giới
logistics cho nong san manh mun va thieu dau tu2 xu thế chủ đạo trong phát triển logistics Việt Nam
logistics cho nong san manh mun va thieu dau tu
Cảng container quốc tế Chu Lai đang hướng tới trung tâm logistics hàng đầu miền Trung. Ảnh: S.T.

Còn manh mún

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những hạn chế, tồn tại của hệ thống logistics phục vụ cung ứng nông sản là nguyên nhân chính dẫn tới những yếu kém kể trên của nông sản Việt. Do chi phí logistics cao nên các DN (đa số là vừa và nhỏ) không đủ điều kiện thuê trọn gói dịch vụ logistics. Thống kê của Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cho thấy, chi phí logistics chiếm 12% giá thành sản phẩm ngành thủy sản, chiếm 23% giá thành đồ gỗ, chiếm 29% giá thành rau quả, chiếm 30% giá thành gạo. Chi phí logistics phục vụ phát triển nông nghiệp ở Việt Nam cao hơn Thái Lan 6%, Malaysia 12% và cao hơn Singapore 300%.

Trong khi đó, các dịch vụ logistics giá thấp lại thiếu tiêu chí kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, do đó thường có độ tổn thất cao do hư hỏng, nhiễm khuẩn. Theo khảo sát của Công ty Tư vấn quốc tế tỷ lệ hao hụt của các sản phẩm cung cấp cho thị trường TPHCM đối với rau quả là 32%, sản phẩm thịt là 14%, cá là 12%. Các doanh nghiệp thu mua, vận chuyển, chế biến nông sản cũng thiếu trang thiết bị cơ sở vật chất vận hành chuỗi cung ứng lạnh, hiện chỉ có khoảng 14% các doanh nghiệp có kho lạnh vận chuyển nông sản.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương nêu ví dụ ở Đồng bằng sông Cửu Long, là vùng nông nghiệp trọng điểm quốc gia, động lực chính của nông nghiệp nhưng các chỉ số kinh doanh lại kém hiệu quả, đặc biệt là khâu dự trữ, bảo quản, vận chuyển. Trong vùng chưa có chuỗi cung ứng dịch vụ logistics hoàn chỉnh, hệ thống cảng phân tán, quy mô nhỏ lẻ, năng lực thấp, không có cảng biển, thiếu cảng container... làm tăng chi phí từ 7 đến 10 USD/tấn hàng nông sản.

Điển hình như ngành lúa gạo, hiện có rất nhiều thành phần tham gia vào việc phân phối gạo ở thị trường nội địa, từ nông dân sản xuất lúa, thương lái, nhà máy xay xát chế biến, công ty lương thực, đại lý bán sỉ, bán lẻ, siêu thị… Nhưng trên 90% sản lượng lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long được bán cho thương lái sau đó bán cho các công ty lương thực, doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Bởi với cách làm này, DN không cần tổ chức kênh vận chuyển, thu gom.

Tương tự, rau và trái cây cũng chủ yếu được thu gom thông qua hệ thống thương lái tư nhân do chưa có các trung tâm thu gom hiện đại. Sản phẩm sau thu hoạch không được phân loại, đóng gói, bảo quản theo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm khiến tỷ lệ hư hỏng sau vận chuyển cao, chất lượng giảm và cơ hội tiếp cận thị trường thấp. Việc phải qua nhiều khâu trung gian cũng khiến giá thành nông sản cao, trong khi giá trị tăng thêm chủ yếu rơi vào hệ thống thương lái và thu gom, người nông dân không được hưởng. Ngoài ra, việc thu gom, vận chuyển, phân phối tự do cũng khiến việc kiểm soát chất lượng các sản phẩm rau, quả rất khó khăn.

Một hạn chế nữa là các trung tâm logistics của Việt Nam hiện còn phân bố manh mún và đầu tư tự phát dựa trên nhu cầu của một số nhóm khách hàng, chưa có tính kết nối. Mặc dù, các tỉnh thành phố đã có quy hoạch logistics cho địa phương, nhưng các đề án còn chưa theo sát nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh logistics và tỷ lệ đất dự trữ cho các trung tâm logistics còn thấp, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, khả năng kết nối các lại hình giao thông khác nhau kém.

logistics cho nong san manh mun va thieu dau tu
Diễn biến kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực 2 năm gần đây, đơn vị

Cửa khẩu biên giới thiếu đầu tư

Trong khi logistics ngành nông sản ở thị trường nội địa còn nhỏ lẻ, phân tán thì hoạt động thương mại biên giới cũng chưa phát huy được thế mạnh do một loạt những hạn chế.

Theo thống kê của Hiệp hội thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam, tổng kim ngạch mua bán, trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới hiện nay đạt khoảng 30 tỷ USD/năm, tăng bình quân trên 20%/năm. Thông qua hoạt động thương mại biên giới tại hệ thống cửa khẩu, lối mở, Việt Nam đã xuất khẩu được các mặt hàng nông sản thực phẩm có thế mạnh như: gạo, sắn lát, cà phê, hạt điều, hồ tiêu, cao su, đồ gỗ và thủy sản, hàng công nghiệp và hàng tiêu dùng.

Tuy nhiên, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ sở hạ tầng và dịch vụ logistics phục vụ thương mại biên giới cũng rất hạn chế, các dịch vụ logistics hỗ trợ xuất nhập khẩu qua đường biên còn đơn giản, chưa tạo giá trị gia tăng cho mặt hàng nông sản Việt Nam. Hệ thống kho bãi tại cửa khẩu chưa đáp ứng được nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, đặc biệt là hệ thống kho lạnh chưa được đầu tư thỏa đáng. Thiết bị nâng, hạ, xếp dỡ, sang tải hàng hóa còn thiếu, đặc biệt là xếp dỡ hàng rời chủ yếu bằng thủ công là chính, làm giảm năng lực, cơ hội thông quan và ảnh hưởng lớn tới hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa giữa hai bên.

Còn theo ông Trần Công Thắng, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, phần lớn các chợ biên giới đều đã xây dựng từ lâu, đến nay chưa được quan tâm đầu tư nâng cấp, chưa quy hoạch hệ thống các cặp chợ biên giới dành cho hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa hai bên biên giới. Dịch vụ thanh toán còn nhiều hạn chế, gây nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Thông tin về thương mại biên giới phục vụ công tác quản lý và điều hành còn thiếu. Do đó, hoạt động thương mại của cư dân biên giới giữa Việt Nam và các nước có chung đường biên vẫn chưa thực sự sôi động, phong phú và chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế về thương mại biên giới của các tỉnh.