UBND quận 1,ậntrungtâmTPHCMlêndanhmụctuyếnđườngchothuêvỉahèlich thi đâu c2 quận 10 và quận 11 vừa gửi Sở Giao thông vận tải TP.HCM cùng các đơn vị liên quan đề xuất danh mục các tuyến đường sử dụng tạm thời một phần vỉa hè ngoài mục đích giao thông.
Trong đó, quận 1 xác định có 52 tuyến đường trên địa bàn đủ điều kiện tổ chức các điểm kinh doanh dịch vụ, mua bán hàng hóa có thu phí khi sử dụng vỉa hè. Hiện 10 phường ở quận 1 đang rà soát một số tuyến đường thực hiện thu phí thí điểm.
Những tuyến đường đủ điều kiện "cho thuê" vỉa hè đều đảm bảo phần còn lại dành cho người đi bộ rộng tối thiểu 1,5m, thông suốt liên tục như các đường: Bùi Thị Xuân, Cao Bá Quát, Chu Mạnh Trinh, Cô Bắc, Cống Quỳnh, Đề Thám, Điện Biên Phủ, Đinh Tiên Hoàng, Hai Bà Trưng, Hàm Nghi, Hồ Tùng Mậu, Võ Thị Sáu...
Ngoài ra, quận 1 còn có 12 tuyến đường có vỉa hè đủ điều kiện tổ chức giữ xe thu phí như các đường: Cô Bắc, Đinh Tiên Hoàng, Đông Du, Hải Triều, Hàm Nghi, Lê Thị Hồng Gấm, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Siêu, Thi Sách, Nguyễn Thị Minh Khai…
Còn UBND quận 10 rà soát, thống kê có 28 tuyến đường có vỉa hè, đoạn vỉa hè rộng từ 3m trở lên đủ điều kiện sử dụng tạm thời một phần để tổ chức kinh doanh dịch vụ mua, bán hàng hóa hoặc để xe hai bánh không thu tiền, điểm trung chuyển vật liệu, phế liệu; điểm trông giữ xe có thu phí...
Một số tuyến đường gồm: Ngô Gia Tự, Nguyễn Tri Phương, Lý Thái Tổ, Hùng Vương, Vĩnh Viễn, Bà Hạt, Lê Hồng Phong, Sư Vạn Hạnh, Nguyễn Chí Thanh, Trần Nhân Tôn, Ngô Quyền, Đào Duy Từ, Ba Tháng Hai, Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành, Đồng Nai, Trường Sơn, Bắc Hải…
Đối với quận 11, địa phương này đã lập danh mục 21 tuyến đường có hè phố không đáp ứng điều kiện theo quyết định số 32 của UBND TP.HCM. Đồng thời, UBND quận 11 lập danh mục 17 tuyến đường đủ điều kiện giữ xe máy miễn phí và một tuyến đường giữ xe có phí là Lữ Gia (từ đường Nguyễn Thị Nhỏ đến Lý Thường Kiệt).
Sau khi đề xuất danh mục nói trên, các quận kiến nghị Sở GTVT TP.HCM, Ban An toàn giao thông TP.HCM cùng Công an TP.HCM xem xét, thống nhất danh mục để địa phương có cơ sở triển khai các bước tiếp theo.
Hồi tháng 9/2023, tại kỳ họp chuyên đề kỳ họp lần thứ 11, HĐND TP.HCM đã biểu quyết đã thông qua Nghị quyết về ban hành mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn từ ngày 1/1/2024. Toàn bộ số tiền phí thu được sẽ nộp vào ngân sách, sử dụng có mục tiêu phục vụ hoạt động thu phí và công tác quản lý, bảo trì, khai thác lòng đường, hè phố.
Quyết định tổ chức thu phí sử dụng tạm thời vỉa hè của TP.HCM được kỳ vọng sẽ lập lại trật tự và mỹ quan đô thị với tinh thần hài hòa, đồng thuận.
TP.HCM chia thành 5 khu vực, trong đó khu vực quận 1, 3, 4, 5, 10, Phú Nhuận, khu A khu đô thị mới Nam thành phố và khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ thu phí cao nhất 50.000 đồng/m²/tháng (không phải khu trung tâm) và 100.000 đồng/m²/tháng (tuyến đường trung tâm) cho các hoạt động kinh doanh, mua bán… (trừ hoạt động đỗ xe và trông giữ xe).
Riêng sử dụng vỉa hè, lòng đường để trông giữ xe sẽ chịu mức phí 350.000 đồng/m²/tháng đối với tuyến đường trung tâm và 180.000 đồng/m²/tháng cho các tuyến còn lại.
Nếu số ngày sử dụng lòng đường, hè phố dưới 15 ngày/tháng thì tính phí nửa tháng. Nếu số ngày sử dụng lòng đường, hè phố từ 15 ngày trở lên trong một tháng thì tính phí 1 tháng.