World Cup

【ti so bayer】Thúc đẩy đầu tư vào Khu vực Tam giác phát triển CLV

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Nhận Định Bóng Đá   来源:Ngoại Hạng Anh  查看:  评论:0
内容摘要:Trong đó, Hiệp định Xúc tiến và tạo điều kiện thương mại của Khu vực Tam gi&aac ti so bayer

Trong đó,úcđẩyđầutưvàoKhuvựcTamgiácpháttriểti so bayer Hiệp định Xúc tiến và tạo điều kiện thương mại của Khu vực Tam giác phát triển CLV sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 23/12/2016, với mục tiêu tạo môi trường kinh doanh thân thiện, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại và khuyến khích đầu tưvào khu vực.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định tầm quan trọng của hợp tác CLV trong xây dựng và triển khai các chính sách phát triển kinh tế, đồng thời bảo đảm an ninh, ổn định xã hội và sự ấm no, hạnh phúc của người dân ba nước, thu hẹp khoảng cách giữa Khu vực Tam giác phát triển CLV và các vùng khác của 3 nước.

Thủ tướng Chính phủ 3 nước CLV ký Tuyên bố chung Hội nghị Cấp cao Khu vực Tam giác phát triển CLV lần thứ 9. Ảnh: TTXVN

“Cùng với sự hình thành của Cộng đồng Kinh tế ASEAN, quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện Campuchia - Lào - Việt Nam ngày càng gắn kết chặt chẽ, hiệu quả hơn. Ba nước cùng nhau vượt qua thách thức chung của khu vực, nắm bắt cơ hội phát triển mới và cùng chia sẻ lợi ích”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Được thành lập năm 1999, Khu vực Tam giác phát triển CLV bao gồm 5 tỉnh của Việt Nam (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và  Bình Phước), 4 tỉnh của Campuchia (Stung Treng, Rattanak Kiri, Mondul Kiri và Kratie) và 4 tỉnh của Lào (Sekong, Attapeu, Saravan và Champasak).

Các tỉnh thuộc Khu vực Tam giác phát triển CLV đều ở trên cao nguyên và nằm tại khu vực biên giới của 3 nước, có nhiều nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, trình độ phát triển của các tỉnh này nhìn chung thấp hơn so với mức độ trung bình mỗi nước và sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Lào, Việt Nam và Campuchia tăng trưởng ổn định, đạt từ 2-3 tỷ USD, nhưng thương mại giữa các tỉnh thuộc Khu vực Tam giác phát triển CLV chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong số này. Về đầu tư, hiện các doanh nghiệpViệt Nam đã đầu tư vào Khu vực Tam giác phát triển của Lào và Campuchia hơn 100 dự án, với tổng vốn đăng ký hơn 3,8 tỷ USD, tập trung vào một số lĩnh vực chính như trồng và khai thác cao su, khai khoáng và công nghiệp chế biến, chế tạo.

Trên cơ sở sáng kiến của phía Việt Nam, trồng và chế biến cao su sẽ trở thành lĩnh vực ưu tiên hàng đầu để thu hút nguồn vốn đầu tư từ 3 nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho Khu vực Tam giác phát triển. Báo cáo nghiên cứu phát triển ngành công nghiệp cao su tại Khu vực Tam giác phát triển CLV cho thấy, diện tích trồng cao su trong khu vực 13 tỉnh này có thể tăng lên 900.000 ha với sản lượng ước đạt 1,23 triệu tấn, gấp hơn 2,5 lần so với sản lượng hiện nay.

Để đạt được mục tiêu trên, Chính phủ 3 nước sẽ xem xét thực hiện các chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài cho các dự án trồng và chế biến cao su quy mô lớn trong Khu vực Tam giác phát triển CLV, xây dựng kế hoạch mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua việc hình thành các quan hệ đối tác chiến lược với các tập đoàn sản xuất các sản phẩm cao su quốc tế.

Kế hoạch phát triển ngành công nghiệp cao su tại Khu vực Tam giác phát triển CLV do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chủ trì soạn thảo, phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan của Campuchia và Lào sẽ được trình lên Thủ tướng Chính phủ 3 nước phê duyệt vào Hội nghị cấp cao CLV lần thứ 10, dự kiến được tổ chức tại Việt Nam vào năm 2018.

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap