【lịch kèo bóng đá hôm nay】Chi phí hàng hóa tăng cao tại Trung Quốc, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đe dọa
Chi phí hàng hóa tăng cao tại Trung Quốc
TheíhànghóatăngcaotạiTrungQuốcchuỗicungứngtoàncầubịđedọlịch kèo bóng đá hôm nayo dữ liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), chỉ số giá sản xuất (PPI) – chỉ số đo lường giá vốn bán hàng cho các doanh nghiệp đã tăng 10,7% so với một năm trước đó. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 11/1995 khi chính phủ nước này bắt đầu công bố chỉ số này. Chuyên gia của Cục Thống kê Quốc gia của Trung Quốc cho biết, nguyên nhân được cho là giá than và những hàng hóa khác tăng vọt. Giá than đang ở mức cao kỷ lục do nguồn cung phải vật lộn để theo kịp nhu cầu từ các nhà máy điện.
Ở thời điểm hiện tại, rất ít bằng chứng chỉ ra các nhà sản xuất đang chuyển áp lực về chi phí đầu vào cho người tiêu dùng. Theo đó, giá tiêu dùng tăng với tốc độ khá chậm – chỉ 0,7% so với tháng trước. Tuy nhiên điều này có thể thay đổi khi lợi nhuận của những nhà máy này bị giảm xuống. Đồng thời, việc Trung Quốc tăng giá điện trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng cũng gây sức ép lên các nhà máy sản xuất, buộc doanh nghiệp phải suy nghĩ đến việc tăng giá thành sản phẩm. Dữ liệu mới được công bố cho thấy các công ty Trung Quốc ghi nhận lợi nhuận đang giảm mạnh.
Các công ty tìm nguồn cung ứng hàng hóa ở Trung Quốc đang phải vật lộn với tình trạng tắc nghẽn cảng, giá cước tăng cao. Điều này có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn câu vốn đang căng thẳng. Các nhà phân tích cho biết lạm phát toàn cầu có thể leo thang khi “cú sốc nguồn cung của Trung Quốc sẽ tràn vào chuỗi cung ứng toàn cầu”.
Ông Bruce Pang - Trưởng bộ phận Nghiên cứu chiến lược và vĩ mô tại China Renaissance Securities Hong Kong – nhận xét: "Khoảng cách giữa PPI và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ngày càng lớn. Điều đó đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất sẽ chịu sức ép chuyển chi phí sang cho người tiêu dùng."
PPI tại Trung Quốc tăng cao chủ yếu do giá than và các sản phẩm sử dụng nhiều năng lượng khác tăng vọt. Giá than cao hơn và những mục tiêu chính sách cắt giảm tiêu thụ năng lượng đã dẫn đến tình trạng thiếu điện. Hàng loạt nhà máy tại 20 tỉnh của Trung Quốc phải đóng cửa hoặc giảm công suất. Giá của các mặt hàng khác như dầu thô cũng tiếp tục leo thang. Chỉ số Bloomberg Commodity Index tăng 5% trong tháng 9.
Áp lực toàn cầu
Là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, giá cả tại Trung Quốc là yếu tố rủi ro làm tăng lạm phát trên toàn cầu.
Chỉ số giá sản xuất tại Trung Quốc tăng cao trong bối cảnh lạm phát tăng vọt tại các quốc gia từ châu Mỹ đến châu Âu, đang ở mức cao nhất trong vòng 13 năm. Số liệu của Mỹ công bố vào ngày 13/10 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước ngay cả khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vẫn giữ quan điểm rằng áp lực giá cả chỉ diễn ra trong ngắn hạn và là hiệu ứng chuyển giao của kinh tế toàn cầu sau khoảng thời gian thoát khỏi đại dịch COVID-19. Đức – quốc gia có quan hệ thương mại chặt chẽ với Trung Quốc đã chứng kiến lạm phát đạt mức cao nhất trong vòng 29 năm vào tháng trước.
Dù vậy, một số chuyên gia cho rằng mức độ ảnh hưởng sẽ không quá lớn. "Các khu vực hạ nguồn có thể tiếp tục phải hứng chịu hậu quả của chi phí tăng cao do nhu cầu vẫn còn yếu. Tuy nhiên, lạm phát của Trung Quốc có thể không tác động sớm đến thế giới" - bà Alicia Garcia Herrero - Trưởng bộ phận châu Á - Thái Bình Dương tại Natixis SA - dự báo.
Khoảng cách giữa mức tăng của chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng tại Trung Quốc đã tăng lên 10 điểm phần trăm, mức cao nhất kể từ năm 1993.
Cuộc khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc đang gây ra nhiều tác động đối với nền kinh tế toàn cầu. Rất nhiều đối tượng từ hãng xe Toyota cho đến những người nông dân chăn cừu tại Australia hay người sản xuất hộp các tông chịu ảnh hưởng nặng nhẹ khác nhau.
Tình trạng thiếu điện nghiêm trọng tại đất nước xuất khẩu lớn nhất thế giới đang bắt đầu gây tổn hại đến tăng trưởng của chính Trung Quốc, tác động lên chuỗi cung ứng có thể ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng của kinh tế toàn cầu hiện vốn đang chật vật phục hồi từ đại dịch COVID-19.
Hiện nay, chi phí hàng hóa trên toàn cầu cũng đang tăng cao do ngành vận tải thế giới hiện vốn đang gặp khó do thiếu container, tắc nghẽn cảng biển. Các hoạt động vận chuyển hàng loạt loại hàng hóa như quần áo hay đồ chơi bị trì hoãn. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang bắt đầu mùa thu hoạch nhiều loại nông sản, thực tế này không khỏi khiến nhiều người lo sợ về kịch bản chi phí thực phẩm leo thang.