您现在的位置是:88Point > Ngoại Hạng Anh

【rb leipzig union berlin】Làm thêm đến 600 giờ: Doanh nghiệp và người lao động cùng muốn tăng

88Point2025-01-24 23:41:52【Ngoại Hạng Anh】3人已围观

简介Nâng thời gian làm thêm để tăng thu nhậpĐiều 106 của Bộ luật Lao động hiện hành quy định số giờ làm rb leipzig union berlin

Nâng thời gian làm thêm để tăng thu nhập

Điều 106 của Bộ luật Lao động hiện hành quy định số giờ làm thêm tối đa của người lao động là không quá 30 giờ/tháng và 1 năm không quá 200 giờ,àmthêmđếngiờDoanhnghiệpvàngườilaođộngcùngmuốntărb leipzig union berlin trường hợp đặc biệt không quá 300 giờ.

Lí giải về đề xuất nâng thời gian làm thêm trong dự thảo luật lần này, Bộ LĐ-TB&XH cho biết việc này xuất phát từ thực tiễn trong thời gian vừa qua đã có rất nhiều ý kiến đề nghị cần tăng thời giờ làm thêm tối đa. Việc tăng thời giờ làm thêm là để đáp ứng nhu cầu của đa số doanh nghiệp.

Đồng thời, cũng để đáp ứng nhu cầu của một bộ phận không nhỏ người lao động có nguyện vọng làm thêm để tăng thêm thu nhập. Bên cạnh đó, tăng thời gian làm thêm sẽ tăng tính cạnh tranh của thị trường lao động Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực.

Thực tế, trong mối tương quan so sánh với các quốc gia khu vực thì số giờ làm thêm tối đa của người lao động Việt Nam hiện ở mức thấp. Cụ thể, Trung Quốc là 36 giờ/tháng, Indonexia là 56 giờ/tháng, Singapore là 72 giờ/tháng, Thái Lan là 36 giờ/tuần, Malaysia là 104 giờ/tháng, Lào là 45 giờ/tháng, Campuchia và Philippines không khống chế về số giờ làm thêm.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, trong dự thảo lần này Bộ đề xuất hai phương án giờ làm thêm. Phương án 1 là tăng số giờ làm thêm tối đa theo hướng quy định bảo đảm số giờ làm việc của người lao động không quá 12 giờ/ngày và không quá 5 ngày liên tục cho mỗi đợt làm thêm, song tổng số giờ làm thêm của người lao động không được vượt quá 600 giờ. Phương án 2 là tăng giờ làm thêm bảo đảm người lao động có thể làm thêm không quá 12 giờ/ngày và không quá 5 ngày liên tục cho mỗi đợt làm thêm.

Linh hoạt trong chế định thời giờ làm thêm

Ở góc độ doanh nghiệp là khu vực đã đề xuất nâng giờ làm thêm từ nhiều năm nay, ông Đinh Việt Thanh, Phó Trưởng phòng tổ chức hành chính, Tổng công ty May 10 cho rằng, so với nhiều quốc gia trong khu vực có giờ làm thêm cao thậm chí không khống chế giờ làm thêm thì giờ làm thêm của nước ta hiện nay quá thấp, nếu Việt Nam vẫn còn bó giờ làm thêm thì sẽ tự trói chân mình.

Ông Thanh cho rằng, làm thêm 600 giờ là chuyện hoàn toàn bình thường. Việc làm thêm một chút để có thêm thu nhập là điều kiện chính đáng cho cả hai bên, đối với doanh nghiệp là nâng thời gian giao hàng còn đối với người lao động là thêm thu nhập. Tuy nhiên, đứng ở mặt vĩ mô nếu đóng thời gian làm thêm thì cạnh tranh sẽ kém đi.

Theo ông Thanh, năng suất lao động của Việt Nam chưa cao. Có nhiều lí do trong đó có việc chuyển công nghiệp hóa từ nông nghiệp sang công nghiệp, tập quán lao động là chưa theo kịp. Vấn đề thứ hai là đào tạo nghề ở Việt Nam so với khu vực cũng có nhiều hạn chế. “Chúng ta không có chất lượng lao động để cạnh tranh, vậy lấy gì để cạnh tranh, chất lượng lao động thấp, ý thức kỷ luật cũng còn lỏng lẻo mà giờ làm thêm cũng đóng lại thì rất khó cạnh tranh”, ông Thanh cho biết.

Đồng tình với đề xuất nâng giờ làm thêm, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết: “Trong thời gian qua chúng ta đã quy định quá cứng nhắc thời gian làm thêm giờ của các doanh nghiệp cũng như có ý định cào bằng quy định này. Tuy nhiên, thực tế các ngành nghề khác nhau thì có yêu cầu khác nhau như yêu cầu của hợp đồng thời vụ, đơn đặt hàng và hiện nay bối cảnh công nghệ đang thay đổi hết sức nhanh chóng. Do đó, việc đưa ta những quy định linh hoạt hơn trong việc chế định thời gian làm thêm sẽ là yêu cầu rất quan trọng”.

Làm rõ quan điểm này, ông Lộc dẫn chứng, nhiều nước có trình độ phát triển như Nhật Bản đã đưa ra những quy định rất linh hoạt về giờ làm thêm đối với yêu cầu của từng ngành nghề, đặc biệt trên cơ sở có sự thỏa thuận giữa giới chủ và người lao động.

“Thực tế, nâng giờ làm thêm là vấn đề mà cộng đồng doanh nghiệp đã có đề xuất từ nhiều năm nay và chúng tôi vẫn nói trong quá trình hội nhập để đảm bảo sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, thì việc thay đổi các quy định, điều kiện của pháp luật lao động để phù hợp là rất quan trọng, tạo ra cơ chế linh hoạt về giờ làm thêm là vấn đề cần giải quyết sớm”, ông Lộc nhấn mạnh./.

Mai Đan

很赞哦!(184)