VHO - Thành phố Đà Nẵng tiếp tục đầu tư 60 dự án ưu tiên thuộc “Đề án xây dựng thành phố thông minh giai đoạn 2018 - 2025,ĐàNẵngtriểnkhaiĐềánThànhphốthôkq bóng đá italia định hướng đến năm 2030”.
Sau thời gian triển khai Đề án Thành phố thông minh (TPTM), Đà Nẵng đã cơ bản hình thành hạ tầng, nền tảng và cơ sở dữ liệu thông minh, xây dựng và đưa vào sử dụng Trung tâm điều hành TPTM (Trung tâm IOC).
Hạ tầng mạng đô thị, trung tâm dữ liệu, hệ thống họp trực tuyến dùng chung của Đà Nẵng đã được nâng cấp, mở rộng, đồng thời triển khai các nền tảng số theo yêu cầu, hướng dẫn của Bộ TT&TT.
Đưa vào sử dụng 15 nhóm dịch vụ thông minh với 159 dịch vụ giám sát và 52 dịch vụ phân tích, cảnh báo trên Trung tâm IOC.
Trong giai đoạn đến năm 2020, Đề án TPTM đưa ra 13 nhóm mục tiêu, đến nay Đà Nẵng đã hoàn thành 12/13 nhóm mục tiêu.
Năm 2023, TP Đà Nẵng đoạt giải thưởng “Thành phố thông minh Việt Nam 2023”, theo công bố của Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA).
Đây là giải thưởngghi nhận, tôn vinh các đô thị, tổ chức, doanh nghiệp có những đóng góp giúp các thành phố trở nên thông minh, đáng sống, có thương hiệu, có sức cạnh tranh và phát triển bền vững.
Như vậy, Đà Nẵng đã được vinh danh là TPTM trong 4 năm liên tiếp, từ năm 2020 - 2023.
Năm 2023, Đà Nẵng triển khai, cập nhật thêm nhiều tính năng nền tảng dùng chung như quan trắc, giám sát đỗ xe, giám sát tàu thuyền, nền tảng Cổng dữ liệu mở, ứng dụng di động đa dịch vụ Danang Smart City, nền tảng Danang Chain…
Hoàn thành 11/11 nhiệm vụ, mục tiêu đến năm 2025 theo Quyết định số 950/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030.
Trên lĩnh vực kinh tế, thương mại thông minh, Đà Nẵng xây dựng Sàn Thương mại điện tử và ứng dụng di động nhằm giúp cho các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm và kinh doanh trên môi trường trực tuyến, thu hút hơn 1.770 doanh nghiệp và 2.582 sản phẩm tham gia trên sàn.
Thành phố cũng tích cực đưa các sản phẩm OCOP và hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, triển khai giải pháp triển lãm ảo và hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã xúc tiến bán hàng trực tuyến.
Từ năm 2022, Đà Nẵng phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel Đà Nẵng) triển khai mô hình chợ 4.0 tại các chợ lớn trên địa bàn, hỗ trợ cho tiểu thương và khách hàng giao dịch trực tuyến. Hiện đã có hơn 2.000 tiểu thương tại 7 chợ được trang bị mã QR.
Về du lịch thông minh, Đà Nẵng đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số trong lĩnh vực du lịch để tăng trải nghiệm và thu hút khách du lịch như ứng dụng “Một Chạm đến Đà Nẵng - VR360”.
Ứng dụng “Chatbot” hỗ trợ khách du lịch, “Bản đồ số” các điểm di tích trên địa bàn, “Sàn giao dịch du lịch trực tuyến”” và Hội chợ du lịch ảo trực tuyến”, đưa vào triển khai “Thẻ du lịch thông minh” trong năm 2022.
Ứng dụng vào lĩnh vực môi trường thông minh, Đà Nẵng xây dựng “Nền tảng dịch vụ tích hợp quan trắc môi trường”, qua đó, tích hợp 69 trạm quan trắc môi trường nước mặt, nước thải, không khí trên địa bàn thành phố để theo dõi, giám sát.
Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình xe rác và hệ thống camera trên xe rác để theo dõi, giám sát chất lượng hoạt động thu gom rác.
Năm 2021 – 2022, TP mở rộng, bổ sung các trạm quan trắc ở các quận, huyện, gồm 6 trạm quan trắc không khí; 4 trạm quan trắc nước biển (bãi tắm Non nước, Bãi tắm Phạm Văn Đồng, Bãi Rạng, Cảng Tiên Sa).
5 trạm quan trắc nước sông: Hạ lưu sông Hàn, hạ lưu sông Cu Đê, hạ lưu sông Phú Lộc, lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn).
Các lĩnh vực: An toàn vệ sinh thực phẩm; giáo dục; y tế; phòng chống thiên tai; năng lượng; công dân thông minh... cũng đã được triển khai và mang lại nhiều ứng dụng, tiện ích cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người dân.
Sự tương tác giữa chính quyền và người dân trên môi trường số khá cao, khoảng 320.000 tài khoản điện tử của công dân, doanh nghiệp có thể đăng nhập, sử dụng dịch vụ trên hệ thống chính quyền điện tử thành phố.