您现在的位置是:88Point > Nhận Định Bóng Đá

【kq c1 chau a】Không đặt yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội

88Point2025-01-11 00:13:37【Nhận Định Bóng Đá】4人已围观

简介Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng báo cáo giải tr&igrav kq c1 chau a

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng báo cáo giải trình.

Hiến pháp chỉ quy định điều kiện về độ tuổi tối thiểu của người ứng cử vào đại biểu Quốc hội mà không có sự phân biệt đối xử hay hạn chế về thành phần xã hội,ôngđặtyêucầucaohơnvềtiêuchuẩnđạibiểuQuốchộkq c1 chau a giới tính, dân tộc, tôn giáo, trình độ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giải thích.

Chiều 19/6, Quốc hội biểu quyết thông qua luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) với số phiếu tán thành gần rất cao, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, để đảm bảo cơ sở pháp lý áp dụng trong quá trình chuẩn bị nhân sự bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV.

Tiêu chuẩn cao hơn sẽ hạn chế quyền ứng cử

Quy định tiêu chuẩn đại biểu thế nào để chọn người xứng đáng vào Quốc hội là vấn đề được quan tâm qua nhiều phiên thảo luận tại nghị trường.

Có ý kiến đề nghị sửa đổi quy định về tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội là chỉ có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, luật Quốc tịch có quy định Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Theo ông Tùng, bản thân cụm từ “có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam” đã có nội hàm là chỉ có một quốc tịch Việt Nam, không có quốc tịch thứ hai.

Luật Cán bộ, công chức và luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành cũng sử dụng cụm từ này để xác định chế độ một quốc tịch của công dân Việt Nam. Theo đó, ban soạn thảo luật thống nhất không bổ sung từ “chỉ” vào trước cụm từ “có một quốc tịch” vì sẽ tạo ra sự thiếu thống nhất, gây ra cách hiểu khác đối với quy định của các luật có liên quan.

Về ý kiến đề nghị cần quy định tiêu chuẩn cụ thể cao hơn đối với đại biểu Quốc hội nhưng bỏ quy định tiêu chuẩn về độ tuổi, Ông Tùng dẫn chiếu quy định của Hiến pháp, công dân từ đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật nêu quan điểm của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là , ngoài giới hạn về độ tuổi tối thiểu, nếu đặt ra các tiêu chuẩn cao hơn về trình độ chuyên môn, năng lực, kỹ năng làm việc (như am hiểu toàn diện các vấn đề kinh tế- xã hội, có khả năng tranh luận, tư duy phản biện, kỹ năng biểu đạt ý kiến…) thì sẽ làm hạn chế quyền ứng cử vào Quốc hội của công dân đã được quy định trong Hiến pháp.

Mặt khác, theo quy trình bầu cử hiện nay, bên cạnh những người tự ứng cử thì phần lớn người tham gia ứng cử là đại diện do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương lựa chọn, giới thiệu ứng cử để bảo đảm tỷ lệ đại diện hợp lý của các tầng lớp trong Quốc hội.

Đối với mỗi loại cơ quan, tổ chức, đơn vị thì hiện đã có những quy định riêng của Đảng, quy định của từng cơ quan, tổ chức trong việc xác định tiêu chuẩn, điều kiện khi xem xét, lựa chọn nhân sự. Những nội dung, quy định này sẽ tiếp tục được nghiên cứu, rà soát để hoàn thiện, cụ thể hóa yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện đối với người được giới thiệu ứng cử đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, của cử tri, phục vụ trực tiếp cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV sắp tới.

Đổi tên 2 Uỷ ban của Quốc hội

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng cho biết, qua thảo luận, nhiều ý kiến tán thành việc đổi tên hai Ủy ban của Quốc hội là Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng và Ủy ban về các vấn đề xã hội.

Vì, phạm vi các lĩnh vực phụ trách của từng Ủy ban đã được nêu cụ thể tại quy định của luật về nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan. Tên gọi của các cơ quan cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, thể hiện khái quát được lĩnh vực hoạt động chủ yếu của cơ quan để phân biệt với các cơ quan khác.

Theo đó, việc đổi tên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng thành Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, đổi tên Ủy ban về các vấn đề Xã hội thành Ủy ban Xã hội cũng được các cơ quan của Quốc hội và đa số các vị đại biểu Quốc hội ủng hộ.

Với những lý do đó, quy định này được thể hiện trong luật để bắt đầu thực hiện từ Quốc hội khóa XV.

Về tỷ lệ đại biểu chuyển trách, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với ý kiến nhiều đại biểu là nâng tỷ lệ đại biểu Quốc hộ hoạt động chuyên trách lên ít nhất là 40%, sẽ đưa vào hướng dẫn bầu cử để đạt được tỷ lệ này.

Quá trình thảo luận, nhiều ý kiến đề nghị cần có chính sách thu hút các chuyên gia, nhà khoa học có kinh nghiệm, công tác lâu năm, có năng lực, trí tuệ sắp đến tuổi nghỉ hưu nhưng còn đủ điều kiện về sức khỏe tham gia làm đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách mà không giữ chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan của Quốc hội.

Ý kiến khác lại cho rằng, không nên cơ cấu đại biểu Quốc hội là chuyên gia, nhà khoa học vì đại biểu Quốc hội là chính trị gia, còn chuyên gia là những người am hiểu sâu vào từng lĩnh vực cụ thể, nếu được cơ cấu làm đại biểu Quốc hội thì không đúng nguyên lý tổ chức, vận hành của Quốc hội.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rẳng, để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội thì vấn đề quan trọng nhất, có tính quyết định đó là lựa chọn được những người tiêu biểu thực sự tâm huyết, có năng lực, trình độ, uy tín, bản lĩnh, kinh nghiệm và sức khỏe. Đây là chỉ đạo xuyên suốt trong các văn kiện của Đảng cũng như yêu cầu của cử tri và của chính các vị đại biểu với mong muốn làm cho Quốc hội hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn.

Vì vậy, Thường vụ Quốc hội thống nhất tiếp thu, ghi nhận để có định hướng phù hợp trong Đề án bầu cử đại biểu Quốc hội sắp tới.

很赞哦!(54)