【tỷ số bóng đá nét】Châu Âu khó thoát phụ thuộc vào khí đốt Nga

Ủy ban châu Âu đề xuất gói biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga
Nga cảnh báo NATO ngày càng can thiệp sâu hơn vào xung đột ở Ukraine
6 quốc gia EU vạch "giới hạn đỏ" về giá trần khí đốt của Nga
Liên minh châu Âu xem xét đề xuất mới nhất về mức giá trần khí đốt
Châu Âu nhập khẩu khí đốt Nga với mức cao kỷ lục.
Châu Âu nhập khẩu khí đốt Nga với mức cao kỷ lục.

Lượng khí đốt cuối cùng từ Nga sang Đức đã kết thúc vào cuối tháng 8/2022. Kể từ đó, nguồn cung khí đốt của Đức tới từ các quốc gia khác, nhất là Na Uy, Hà Lan và Bỉ. Nhưng tại châu Âu, một năm sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, mặc dù nhiều quốc gia đang nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào khí đốt Nga, dòng khí vẫn tiếp tục chảy đến Liên minh châu Âu (EU) thông qua các đường ống Transgas, Turkstream cũng như thông qua việc vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) bằng đường biển.

Không giống như dầu mỏ, khí đốt của Nga không bị EU áp đặt trừng phạt. Vào tháng 11/2022, 13% tổng nguồn cung khí đốt của EU vẫn đến từ Nga, mặc dù con số này ít hơn nhiều so với con số 40% hồi tháng 11/2021. Theo dữ liệu của EU, trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 11/2022, Nga vẫn là nhà cung cấp khí đốt quan trọng nhất của liên minh này, đáp ứng gần 25% tổng nhu cầu tiêu thụ, ngang bằng nguồn cung khí đốt từ Na Uy. Ở các nước như Áo, tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn.

Để đáp trả các lệnh trừng phạt của EU, Điện Kremlin đã quyết định ngừng cung cấp khí đốt cho một số quốc gia như Đức. Tuy nhiên, một số quốc gia khác trong EU cũng đã quyết định chấm dứt nhập khẩu khí đốt của Nga.

Theo chuyên gia Szymon Kardas từ Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu, việc Đức "hoàn toàn độc lập với khí đốt nhập khẩu từ Nga là một trong những thành công lớn nhất trong năm qua". Dù vậy, châu Âu nói chung vẫn chưa thể đạt được kết quả như Đức vì nhiều quốc gia khác vẫn còn phụ thuộc Nga về khí đốt.

Năm 2022, khối lượng khí hóa lỏng châu Âu nhập khẩu từ Nga thậm chí còn tăng 12% so với năm trước, khiến Nga trở thành nhà cung cấp LNG quan trọng thứ hai ở châu Âu, chỉ sau Mỹ. Có nhiều nguyên nhân khiến một số nước EU chưa thể từ bỏ hoàn toàn khí đốt của Nga, như nhu cầu của các ngành công nghiệp, các dự án xây dựng hay các hợp đồng cung cấp dài hạn.