您现在的位置是:88Point > Nhận Định Bóng Đá

【hang hai brazil】Tập trung rà soát đối tượng được hưởng gói hỗ trợ an sinh 62.000 tỷ đồng

88Point2025-01-11 23:00:39【Nhận Định Bóng Đá】3人已围观

简介KHÓ KHĂN DO ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID-19Dịch Covid-19 hang hai brazil

KHÓ KHĂN DO ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID-19

Dịch Covid-19 kéo dài và diễn biến phức tạp đã có những tác động không nhỏ tới sản xuất, sohang hai brazil kinh doanh của các doanh nghiệp và người dân. Đặc biệt, lao động tự do mất việc hoặc thiếu việc làm. Gia đình ông Điểu Bi ở ấp 8A, xã Lộc Hòa, huyện Lộc Ninh thuộc diện hộ nghèo. Năm 2009, gia đình ông là một trong những hộ thuộc diện giải tỏa để cải tạo hồ suối Ni, xã Lộc Hòa và được cấp đất tái định cư ở xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh. Tuy nhiên, do không có tiền xây nhà, ông quay về xã Lộc Hòa và dựng nhà tạm trên đất của người chị gái để ở. Hằng ngày, ông đi làm thuê và sống dựa vào tiền trợ cấp của Nhà nước. Các con ông tuy đã có gia đình riêng nhưng cuộc sống khó khăn nên cũng không có điều kiện giúp ông. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc làm thuê của ông cũng không dễ, cuộc sống càng thêm khó khăn.

Gia đình ông Hồ Văn Hẩu ở thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh sống dựa vào bán vé số dạo thuộc diện hỗ trợ từ gói an sinh 62 ngàn tỷ đồng của Chính phủ

Cũng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, gần 1 tháng nay, gia đình chị Nguyễn Thị Nguyệt ở ấp 8C, xã Lộc Hòa phải tạm ngưng công việc bán vé số dạo. Chị Nguyệt cho biết: Cả gia đình gồm 5 thành viên từ tỉnh Bến Tre lên đây sinh sống nhờ vào công việc bán vé số dạo. Mỗi ngày, 2 vợ chồng và đứa con gái lớn đi bán vé số dạo kiếm được khoảng 300 ngàn đồng. Nhưng từ đầu tháng 4 đến nay, ngừng bán vé số đồng nghĩa không có thu nhập, mọi sinh hoạt, chi tiêu trong gia đình đều phải cắt xén, phân chia “nhỏ giọt” để đắp đổi qua ngày.

Công việc bán hàng rong của bà Hồ Thị Vương ở khu phố Ninh Thuận, thị trấn Lộc Ninh do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 cũng khó khăn không kém. Trước đây, mỗi ngày bán hàng rong gồm các loại rau, củ, quả từ vườn nhà trồng, bà Vương cũng có thu nhập từ 200-300 ngàn đồng. Tuy nhiên, suốt thời gian thực hiện giãn cách xã hội, người dân ít ra ngoài mua sắm nên mỗi ngày bà chỉ bán được khoảng 100 ngàn đồng. Nuôi cháu đang tuổi ăn học và chồng mất sức lao động cùng chi tiêu trong gia đình chỉ phụ thuộc vào gánh hàng rong nên ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế gia đình.

Hộ ông Hồ Văn Hẩu ở khu phố Ninh Phú, thị trấn Lộc Ninh cũng khó khăn không kém khi 2 ông bà ở “tuổi xế chiều” vẫn phải nuôi đứa cháu nhỏ suốt hơn 10 năm qua. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ông bà không đi bán vé số được nên mọi chi tiêu trong nhà đều trông chờ vào sự hỗ trợ của các tiểu thương ở chợ Lộc Ninh.

“PHAO CỨU SINH” CỦA NGƯỜI NGHÈO

Để hỗ trợ, động viên tinh thần người dân, doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này, ngày 9-4-2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Dự kiến cả nước có khoảng 20 triệu người yếu thế, cơ sở sản xuất,  kinh doanh thụ hưởng. Đây thực sự là “phao cứu sinh” giúp chia sẻ phần nào với nhiều hộ khó khăn. Chị Nguyễn Thị Nguyệt cho biết thêm: “Nhà nước có chính sách hỗ trợ người bán vé số dạo, tôi mừng lắm! Gia đình tôi có 3 người bán vé số nên được hỗ trợ 1,5 triệu đồng. Với người có kinh tế khá giả, 1,5 triệu đồng không đáng là bao, nhưng với chúng tôi thì quý giá lắm”. Ông Điểu Bi cũng chung tâm trạng: “Mừng lắm chứ. Cảm ơn Nhà nước rất nhiều! Nhờ đó, tôi có tiền để chi tiêu hằng ngày và đi chữa bệnh”. 

Hiện Lộc Ninh đã chỉ đạo các phòng, ban và UBND các xã, thị trấn tập trung rà soát kỹ, phân loại, sàng lọc các đối tượng để khi có yêu cầu thì sớm triển khai hỗ trợ kịp thời và đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng thụ hưởng. Bà Trần Thị Bích Lệ, Phó chủ tịch UBND huyện Lộc Ninh cho biết: “Trong thời gian chờ UBND tỉnh hướng dẫn cụ thể, UBND huyện đã xin chủ trương vận động các nguồn lực chăm lo đời sống cho hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội. Những ngày qua, nhiều “chuyến xe nghĩa tình” của huyện mang theo gạo, mì tôm, dầu ăn, muối, đường, bột ngọt đã đến trao tận tay người lao động nghèo”.

Ông Nguyễn Xuân Cường, Phó chủ tịch UBND xã Lộc Hòa chia sẻ, ngay sau khi có chỉ đạo của UBND huyện, UBND xã đã triển khai đến các khu dân cư. Yêu cầu cán bộ phụ trách công tác xóa đói giảm nghèo của xã phối hợp ban ấp khảo sát, phân loại đối tượng thụ hưởng, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng, tránh trường hợp hưởng 2 lần hoặc sót đối tượng.

“Đi từng ngõ, gõ từng nhà” hiện vẫn là biện pháp được cán bộ cơ sở trên địa bàn Lộc Ninh tích cực thực hiện để thu thập thông tin, rà soát, lập danh sách đối tượng thụ hưởng. Cán bộ cơ sở đóng vai trò như những khảo sát viên, đến từng gia đình, ghi danh sách để đảm bảo chính xác. Ông Nguyễn Văn Tuyền, Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp 8A, xã Lộc Hòa cho biết: “Chúng tôi ở tại địa bàn dân cư nên nắm rõ hộ nghèo, cận nghèo, từ đó tổng hợp nhân khẩu chính xác. Những hộ nghèo, cận nghèo được hưởng bảo trợ xã hội sẽ hỗ trợ riêng. Người nào không được hưởng bảo trợ xã hội thì hỗ trợ theo gói của người nghèo 250 ngàn đồng/tháng, nhân với 3 tháng là 750 ngàn đồng”.

Trong điều kiện khó khăn như hiện nay, người dân vừa phải chống dịch vừa ổn định cuộc sống là rất chật vật. Việc đưa ra gói hỗ trợ 62 ngàn tỷ đồng thể hiện được trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, Chính Phủ với nhân dân. Không chỉ có giá trị về vật chất mà đây còn là sự động viên, hỗ trợ kịp thời về tinh thần đối với người dân. Tất cả vì mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”!. 

Theo thống kê của Phòng Nội vụ - Lao động, Thương binh và Xã hội, huyện Lộc Ninh có 211 người bán vé số dạo, 1.309 hộ nghèo, 1.137 hộ cận nghèo, 3.165 người thuộc diện bảo trợ xã hội, 7.341 hộ kinh doanh cá thể có thu nhập dưới 100 triệu đồng/năm. Dịch bệnh Covid-19 tác động không nhỏ đến đời sống, thu nhập của các hộ dân, doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh trên địa bàn. Toàn huyện có 5.300 lao động, trong số đó nhiều người bị mất việc hoặc phải tạm ngưng làm việc do tác động của dịch Covid-19.

很赞哦!(16)