Triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu "vẫn vững" trong năm 2024 Việt Nam chia sẻ sáng kiến về phát triển thủy sản,âylợithếbảng xếp hạng nhất đức đảm bảo quyền lương thực Doanh nghiệp châu Âu sẽ nỗ lực hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi xanh Những mô hình kinh tế tuần hoàn tiên phong mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp Chính sách tài chính thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tế xanh |
Với kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng bền vững được dẫn dắt bởi khu vực kinh tế tư nhân, gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp và góp phần thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam giai đoạn 2021-2030 và Quyết định 167/QĐ-TTg 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững, Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và USAID đã công bố Sáng kiến ESG Việt Nam.
Với chủ đề “Đón đầu cơ hội chuyển đổi xanh”, Sáng kiến ESG Việt Nam 2024 khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp gắn kết chiến lược phát triển bền vững với các mục tiêu kinh doanh để đón đầu các cơ hội mới trong bối cảnh chuyển đổi xanh và nâng cao sức cạnh tranh khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc áp dụng các mô hình kinh doanh bền vững cũng như thực hành ESG sẽ giúp các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của thị trường, đối tác và nhà đầu tư; tiếp cận các nguồn vốn đầu tư xanh; nâng cao hình ảnh và thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế. Đặc biệt, đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp biến trách nhiệm tuân thủ trở thành lợi thế cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Phát biểu tại Tọa đàm “Xây lợi thế - Vững tương lai cùng Sáng kiến ESG Việt Nam 2024” diễn ra ngày 21/3, bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban IV, chuyên gia phát triển khu vực tư nhân cho biết, trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc đáp ứng các yêu cầu khắt khe về phát triển xanh và bền vững từ các nhà đầu tư, đối tác, các thị trường quốc tế và người tiêu dùng. Xu hướng “chuyển đổi xanh” đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Một doanh nghiệp thành công không chỉ tạo ra nhiều lợi nhuận mà còn phải chú trọng tới các yếu tố E- Môi trường, S- Xã hội, và G- Quản trị doanh nghiệp. Trước xu hướng này, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu hay xuất khẩu, đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng đó là áp dụng thực hành ESG để không bị tụt hậu hay bị loại khỏi “cuộc chơi”.
Quang cảnh buổi toạ đàm. |
Tại toạ đàm, doanh nghiệp và chuyên gia, nhà quản lý đã cùng trao đổi, thảo luận về chuyển động chính sách và thực tiễn trong nước, quốc tế liên quan tới phát triển bền vững và thực hành ESG (môi trường, xã hội và quản trị) trong doanh nghiệp. Trong đó, trao đổi về việc doanh nghiệp phải làm gì để đáp ứng những yêu cầu mới; chiến lược quản trị doanh nghiệp để thích ứng với bối cảnh mới; kế hoạch chuyển đổi và những trụ cột chính như tài chính, nhân lực, công nghệ.
Ông Bùi Quang Duy, Phó giám đốc đầu tư toàn cầu, Bộ phận tài chính khí hậu, Quỹ respons Ability Investments AG (Thuỵ Sỹ) cho biết, trong xu thế xanh hoá, lãnh đạo cấp cao hiểu và tích cực về vấn đề xanh, phát triển xanh bền vững là rất tốt và sẽ định hướng được đầu tư vào đâu trong chiến lược dài hạn. Tuy nhiên, để đầu tư vào chuyển đổi xanh, bền vững cần một khoản đầu tư lớn, tốn kém do vậy cần có tầm nhìn dài hạn đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại, tiết kiệm năng lượng...". Những khoản đầu tư lớn như vậy doanh nghiệp không thể đi một mình, mà cần phải có hệ sinh thái.
Theo đó, Quỹ hiện đang có xu hướng đầu tư vào chuyển đổi xanh, xuất khẩu bền vững. Do vậy, Quỹ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp những gói hỗ trợ kỹ thuật và khoản viện trợ đầu tư dài hạn, cùng ngồi lại và thảo luận trực tiếp với doanh nghiệp và đưa ra gói kỹ thuật phù hợp với từng doanh nghiệp. Phát triển xanh bền vững và tài chính xanh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi hiệu quả, đó là sự cộng hưởng của doanh nghiệp, hệ thống tài chính, ngân hàng trong việc đầu tư, hợp tác đưa nguồn vốn xanh đi vào thực tế", ông Bùi Quang Duy nhấn mạnh.