Mới đây,ẽcótiêuchuẩnrõrànghơkqbd keo nha cai 3 Bộ Công Thương đã ban hành dự thảo thông tư quy định về một sản phẩm được coi là “sản phẩm của Việt Nam” hay “sản xuất tại Việt Nam”. “Nếu dự thảo được áp dụng vào thực tế, các doanh nghiệp chân chính sẽ không phải đối diện với nguy cơ cáo buộc gian lận xuất xứ, tránh được rủi ro kiện tụng và mất uy tín với người tiêu dùng. Thông tư cũng sẽ giúp loại bỏ dần tình trạng hàng nhập khẩu nhập nhèm đội lốt hàng Việt Nam như đã rải rác xảy ra trong thời gian qua” - Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh khẳng định.
Tuy vậy, một số ý kiến cho rằng dự thảo thông tư còn một số bất cập.
Tỉ lệ nội địa hóa phải trên 50%?
Theo dự thảo, một trong những tiêu chí quan trọng nhất để xác định một sản phẩm hàng hóa là hàng Việt nếu đảm bảo được các yếu tố: 30% hàm lượng giá trị gia tăng của hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam và trải qua công đoạn gia công, chế biến cuối cùng tại nước ta.
Ông Nguyễn Quốc Anh, Chủ tịch Hội Cao su - Nhựa TP.HCM, góp ý: Mỗi ngành sản xuất có một đặc thù riêng, vì vậy tiêu chí xuất xứ “made in Vietnam” cũng phải có những tiêu chí riêng cho từng sản phẩm của từng ngành hàng chứ không nên đưa ra một tiêu chí chung cho tất cả các loại hàng hóa.