Thưa ông,Đãcóphươngánsửađổicácluậtliênquanđếnquyhoạlịch thi đấu kèo nhà cái trước khi bấm nút thông qua Luật Quy hoạch, một số đại biểu Quốc hội còn băn khoăn về việc phải sửa đổi, bổ sung một số luật khác?
Có tới 95 luật, pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch. Để thực thi Luật Quy hoạch, phải sửa đổi, bổ sung tới 32 luật, trong khi từ nay đến ngày 1/1/2019 (thời điểm Luật Quy hoạch có hiệu lực), thời gian còn lại không nhiều, vì vậy băn khoăn, lo lắng của các đại biểu Quốc hội rất đúng.
Mặc dù số lượng luật phải sửa đổi, bổ sung kỷ lục, nhưng chúng tôi bảo đảm sẽ sửa đổi, bổ sung đúng tiến độ nếu Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch vào ngày 19/6/2017 tới đây.
Tôi khẳng định như vậy không hề chủ quan, bởi trong số 95 luật, pháp lệnh liên quan đến quy hoạch, thực ra chỉ phải sửa đổi, bổ sung 32 luật. Trong số 32 luật này, có 19 luật chỉ phải sửa từ 1 đến 4 điều rất đơn giản; 9 luật khác phải sửa nhiều hơn, song toàn các điều không phức tạp, nên việc sửa cũng đơn giản. Như vậy, chỉ còn 4 luật phải sửa một số điều để phù hợp với Luật Quy hoạch.
Vậy phương án sửa luật liên quan sẽ theo hướng nào?
Luật Quy hoạch thể hiện quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm tạo bước thay đổi căn bản trong công tác lập và quản lý hệ thống quy hoạch; hoạch định không gian phát triển, tạo động lực phát triển trên toàn bộ không gian phát triển quốc gia.
Với những thay đổi trên, việc rà soát, chuẩn bị sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến quy hoạch rất cần thiết, bảo đảm thực hiện đồng bộ các quy định pháp luật về quy hoạch, phù hợp với hiệu lực của Luật Quy hoạch.
Với quan điểm đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng Danh mục Các quy định về quy hoạch cần sửa đổi ban hành kèm theo Luật Quy hoạch. Trong danh mục này, chúng tôi đã rà soát, thống kê cụ thể 32 luật và trong mỗi luật sửa những điều nào. Trên cơ sở này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ trình Quốc hội cho phép xây dựng một luật sửa nhiều luật.
Hiện có 2 phương án, hoặc là xây dựng một luật sửa 28 luật, một luật sửa 4 luật có nhiều quy định liên quan đến quy hoạch, hoặc là xây dựng một luật sửa cả 32 luật. Dù Quốc hội lựa chọn phương án nào, thì chúng tôi cũng bảo đảm khi Luật Quy hoạch có hiệu lực, cả 32 luật này cũng được sửa đổi, bổ sung kịp thời.
Theo ông, cần làm gì để hoàn thành nhanh nhất việc sửa một số luật liên quan?
Về nguyên tắc, cơ quan nào chủ trì xây dựng luật nào thì chịu trách nhiệm sửa đổi luật đó. Tuy nhiên, đây là trường hợp đặc biệt, nên Chính phủ sẽ ra nghị quyết giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành sửa đổi 32 luật.
Đây không phải là lần đầu tiên Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng một luật sửa nhiều luật, mà năm 2009, Bộ cũng đã chủ trì xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tưxây dựng cơ bản, trong đó sửa rất nhiều nội dung của Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai và Luật Nhà ở, nên đã có kinh nghiệm trong việc xây dựng một luật sửa nhiều luật.
Như tôi đã nói, Danh mục các luật và từng điều cần phải sửa sẽ được ban hành trong Luật Quy hoạch. Dựa vào Danh mục này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị từng bộ, ngành chủ động sửa, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp để xây dựng dự thảo, sau đó lấy ý kiến đóng góp của tổ chức, cá nhân thông qua nhiều kênh khác nhau theo đúng quy trình xây dựng luật, pháp lệnh. Hoặc là Bộ Kế hoạch và Đầu tư trực tiếp xây dựng dự thảo trên cơ sở sửa từng luật, sau đó gửi cho các bộ, ngành sửa trực tiếp vào nội dung của từng luật mà họ chủ trì xây dựng.
Ông giải thích thế nào khi Dự thảo Luật Quy hoạch có một số điều ghi giao “Chính phủ hướng dẫn chi tiết”?
Thứ nhất, phải khẳng định, khác với các luật khác, Luật Quy hoạch là luật khung quy định về thủ tục, quy trình lập, thẩm định, phê duyệt hoặc quyết định, công bố, thực hiện, điều chỉnh, giám sát, đánh giá, lấy ý kiến về quy hoạch. Tức công tác quy hoạch phải thực hiện theo các quy định này, còn nội dung của từng loại quy hoạch thì phải có hướng dẫn cụ thể mới thực hiện được.
Đơn cử như việc lấy ý kiến về quy hoạch. Với từng loại quy hoạch, Chính phủ sẽ có hướng dẫn lấy ý kiến của đối tượng nào. Cụ thể, quy hoạch tổng thể quốc gia thì chỉ lấy ý kiến ở tầm vĩ mô là các bộ, ngành, viện nghiên cứu, chuyên gia. Còn quy hoạch đô thị, nông thôn phải lấy ý kiến của cộng đồng dân cư nơi quy hoạch...
Thứ hai, nếu Chính phủ không quy định chi tiết, thì không thể thực hiện được quy hoạch tổng thể quốc gia; không gian biển quốc gia; sử dụng đất quốc gia; quy hoạch ngành; quy hoạch vùng; quy hoạch tỉnh vì các quy hoạch này được thể hiện ở nhiều luật khác nhau, thuộc chức năng, nhiệm vụ của nhiều bộ, ngành. Vì thế, dù có muốn cũng không thể quy định chi tiết trong Luật Quy hoạch được, nên phải giao Chính phủ hướng dẫn.
Thứ ba, chỉ riêng quy hoạch ngành quốc gia có tổng cộng 32 loại quy hoạch thuộc nhiều lĩnh vực có đặc thù riêng, quy hoạch cảng hàng không khác với quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn, hạ tầng thông tin và truyền thông, du lịch, mạng lưới trường đại học…, nên không thể quy định chi tiết trong Luật Quy hoạch được, mà cần phải có hướng dẫn cụ thể với từng loại quy hoạch.