您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文

【xem truc tuyen bong da】Những nông dân làm giàu trên quê hương

Nhà cái uy tín33人已围观

简介Phát huy tiềm năng kinh tế nông nghiệp, nhiều nông dân ở huyện Vị Thủy đ&at ...

Phát huy tiềm năng kinh tế nông nghiệp,ữngnngdnlmgiutrnquhươxem truc tuyen bong da nhiều nông dân ở huyện Vị Thủy đã mạnh dạn thay đổi phương thức sản xuất, thu về lợi nhuận cao.

Vườn mít ruột đỏ xanh tốt của ông Buôl.

Luôn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm

Lập gia đình năm 1981 với 6 công đất trồng lúa, cuộc sống gia đình ông Lê Hoàng Buôl, ở ấp 7, xã Vị Đông cứ rơi vào cảnh thiếu trước, hụt sau. Với mong muốn vượt lên khó khăn, sự năng động, luôn tìm tòi, học hỏi để có thêm kinh nghiệm sản xuất, chuyển đổi mô hình phù hợp, giúp ông Buôl nâng diện tích đất gia đình lên 7,8ha.

Hơn chục năm trước, nhận thấy tiềm năng của máy gặt đập liên hợp, ông quyết định đầu tư máy vừa phục vụ thu hoạch lúa cho gia đình lẫn các hộ dân tại địa phương. Mỗi năm trừ các khoản chi phí, ông Buôl thu về trên 500 triệu đồng.

Đến năm 2019, biết được mít ruột đỏ phù hợp thổ nhưỡng địa phương, ông lân la học hỏi kinh nghiệm và mua về trồng thử nghiệm trên diện tích gần 2.000m2. Ông Buôl chia sẻ: “Tôi ghi lại tất cả chi phí, xét thấy lợi nhuận của mít ruột đỏ gấp 10 lần so trồng lúa nên đang mở rộng quy mô lên khoảng 4ha. Địa phương quan tâm, tạo điều kiện tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn cách trồng, chăm sóc giúp vườn mít nhà tôi phát triển tốt”.

Để tiết kiệm chi phí cây giống, ông Buôl còn học hỏi kỹ thuật chiết ghép, vừa phục vụ cho việc sản xuất gia đình và bán lại cho người dân địa phương có nhu cầu. Từng nhận danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2015”, ở tuổi 64, ông Buôl vẫn cần mẫn làm giàu cho chính mình và quê hương.

Ông Buôl chia sẻ thêm: “Nông dân chúng tôi chỉ ngại nhất là đầu ra sản phẩm, nên chú trọng tạo dựng thương hiệu để hàng hóa mang về lợi nhuận cao hơn, tránh rơi vào cảnh “được mùa mất giá”. Tôi vừa áp dụng kỹ thuật tiên tiến lẫn kết hợp kinh nghiệm thực tế để sản xuất hiệu quả, cải thiện thu nhập trên cùng diện tích canh tác”.

Lấy ngắn nuôi dài để thu tiền tỉ

Bà Võ Thị Hằng, ở ấp 2, xã Vị Bình được biết đến là nữ nông dân tự tin, dám nghĩ, dám làm. Từ 5 công đất ruộng được gia đình cho, đến nay bà Hằng có trong tay gần 3ha đất mang lại hiệu quả kinh tế cao, đời sống ổn định.

Năm 2015, từ diện tích đất chuyên trồng lúa, bà Hằng quyết định chuyển sang trồng tiêu. Nhưng do chi phí chăm sóc, thuê nhân công thu hoạch tốn kém, phần vì giá cả bấp bênh, bà mạnh tay chuyển đổi vườn tiêu sang cây ăn trái vào năm 2019.

Chọn sầu riêng là cây trồng chủ lực, nhưng phải từ 4-5 năm mới cho trái, bà Hằng thực hiện chuyển đổi diện tích không đồng loạt. Bà còn trồng xen mít, bơ, chanh, hạnh với phương châm “Lấy ngắn nuôi dài”, giúp nguồn thu nhập của gia đình không bị gián đoạn. Những vụ sầu riêng đầu tiên thu hoạch, mang về cho bà Hằng lợi nhuận hàng tỉ đồng.

Bà Hằng chia sẻ: “Do chi phí đầu tư lớn, tôi phải bỏ nhiều thời gian tìm hiểu, đi tận các nhà vườn lớn nhờ người ta hỗ trợ kỹ thuật, cách trồng sao cho phù hợp, nắm bắt các đặc tính, loại bệnh, thời gian xử lý trái… Cây sầu riêng tuy khó trồng nhưng nếu chịu khó nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm vẫn cho kết quả tốt. Phân, thuốc sử dụng cho vườn tôi ưu tiên nguồn gốc hữu cơ để đảm bảo chất lượng sản phẩm, an toàn sức khỏe người tiêu dùng”.

Bà Hằng còn nhận trồng sầu riêng thuê cho người dân địa phương có nhu cầu. Vừa hỗ trợ kỹ thuật cho người mới trồng, vừa tạo việc làm cho lao động tại địa phương. Bà Hằng từng là 1 trong 63 nông dân vinh dự nhận danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2021”.

Bà Trần Hồng Tim, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Vị Thủy, cho biết: “Hội tạo điều kiện cho hội viên, nông dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, mở rộng quy mô, diện tích sản xuất, góp phần tăng thu nhập. Hàng năm, phát động phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong cán bộ, hội viên, nông dân đổi mới cách nghĩ, cách làm, vươn lên làm giàu và giúp đỡ hộ nghèo. Phối hợp thực hiện công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, giới thiệu mô hình mới, cách làm hay để học tập, nhân rộng”.

Hội Nông dân huyện Vị Thủy hiện có 17.968 hội viên. Toàn huyện có 88 chi hội, 200 tổ hội, 123 tổ hợp tác.

Huyện có 368 mô hình có thu nhập từ 100 triệu đồng/ha/năm mang lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình đa canh, nuôi cá, trồng rau màu sử dụng màng phủ nông nghiệp.

 

HỒNG NHUNG

Tags:

相关文章