88Point

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV đã bế mạc cuối tuần qua, sau 2 đợt họp trực tuyến v&ag celta vigo vs valencia

【celta vigo vs valencia】Quốc hội chốt nhiều vấn đề hỗ trợ phục hồi kinh tế

Kỳ họp thứ 9,ốchộichốtnhiềuvấnđềhỗtrợphụchồikinhtếcelta vigo vs valencia Quốc hội khoá XIV đã bế mạc cuối tuần qua, sau 2 đợt họp trực tuyến và trực tiếp.

Hai kịch bản tăng trưởng

Cuối tuần qua, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV đã bế mạc sau 2 đợt họp trực tuyến (từ ngày 20 đến ngày 28/5) và trực tiếp (từ ngày 10 đến ngày 19/6).

Sau cú sốc Covid-19, khiến các vị đại biểu đau đầu nhất ở kỳ họp này là thu ngân sách nhà nước chắc chắn sẽ giảm, nhưng nhiều khoản chi không những không thể giảm, mà còn tăng. Khó như thế, nên Chính phủ chưa đề nghị điều chỉnh dự toán ngân sách của năm nay, mà chỉ đưa ra 2 kịch bản.

Theo đó, trường hợp tăng trưởng GDP khoảng 4,5%, thu ngân sách nhà nước dự kiến giảm khoảng 163.000 tỷ đồng, bội chi ngân sách nhà nước không quá 309.800 tỷ đồng, tương ứng khoảng 4,73% GDP, tăng 75.000 tỷ đồng so với dự toán đầu năm, nợ công khoảng 55,5% GDP.

Trường hợp tăng trưởng GDP khoảng 3,6%, thu ngân sách nhà nước dự kiến giảm khoảng 190.000 tỷ đồng, bội chi ngân sách nhà nước không quá 324.800 tỷ đồng, tương ứng khoảng 5,02% GDP, tăng 90.000 tỷ đồng so với dự toán, nợ công khoảng 56,4% GDP.

Hậu thuẫn cho sự chủ động của Chính phủ trong điều hành, Quốc hội không những đồng ý không điều chỉnh chỉ tiêu vĩ mô, mà còn “châm chước” về quy trình đôi khi quá gấp gáp để đưa ra những quyết sách vừa giải quyết những vấn đề cấp bách, vừa tính kế lâu dài cho nền kinh tếđã bị tổn thương sâu sắc bởi đại dịch.

Ngày cuối cùng của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã quyết định giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệpphải nộp của năm 2020 đối với trường hợp doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng. Việc này dự kiến giảm thu ngân sách nhà nước năm 2020 khoảng 23.000 tỷ đồng.

Ngay sau đó, Quốc hội quyết định chuyển đổi từ phương thức đối tác công - tư sang đầu tưcông đối với 3 dự ánthành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam, ngân sách phải bổ sung 23.461 tỷ đồng.

Để chia sẻ với khó khăn của ngân sách, Quốc hội quyết định chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 1/7/2020, giao Chính phủ căn cứ tình hình thực tế, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thời điểm điều chỉnh.

Thông qua 3 luật là xương sống của nền kinh tế

Trước đó, trong tuần làm việc cuối cùng, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Đầu tư (sửa đổi) và Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP), ba luật mà theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương là xương sống của nền kinh tế đất nước. Thứ trưởng Trần Quốc Phương cũng nhắc đến nhiều vấn đề lớn khác đã được Quốc hội quyết định như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVIPA), cơ chế đặc thù cho Hà Nội, Đà Nẵng..., góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tiếp tục cải cách thể chế - công cụ để giải phóng nguồn lực, phát triển kinh tế.

Chính sách thoáng, giải pháp cấp bách, trách nhiệm giám sát của cơ quan dân cử cũng nặng nề hơn. Tại nghị quyết chung của kỳ họp, Quốc hội đã giao Chính phủ chủ động trong điều hành ngân sách nhà nước năm 2020 phù hợp với tình hình thực tế. Tập trung thực hiện các giải pháp chống thất thu, tiết giảm chi ngân sách nhà nước, cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, đi công tác trong và ngoài nước còn lại của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương (trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Y tế; kinh phí thực hiện năm Chủ tịch ASEAN, năm Chủ tịch AIPA và các hoạt động ngoại giao quốc gia khác của Bộ Ngoại giao) và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2020.

Chính phủ cũng được yêu cầu chỉ đạo các địa phương chủ động sử dụng nguồn lực của mình để thực hiện các nhiệm vụ chi quan trọng. Trường hợp hụt thu và phải chi những khoản chi cần thiết nhưng thiếu nguồn, thì sử dụng dự phòng ngân sách, quỹ dự trữ tài chính, tăng thu, tiết kiệm chi và các nguồn hợp pháp khác.

Sau khi sử dụng tất cả các giải pháp và nguồn lực trên mà còn khó khăn, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh các chỉ tiêu về ngân sách nhà nước tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV. Quốc hội mở thêm một cơ hội cho sự linh hoạt trong điều hành của Chính phủ.

Theo đánh giá tại cuộc họp báo khi Quốc hội vừa bế mạc Kỳ họp thứ 9, Luật Đầu tư được sửa đổi nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm quyền tự do, bình đẳng của các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế trong hoạt động đầu tư kinh doanh…, với nhiều quy định mới như phân định rõ phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc áp dụng; bổ sung ngành “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” vào ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; quy định có tính nguyên tắc về điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài; nguyên tắc, điều kiện áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư; ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt; việc chấp thuận chủ trương đầu tư và các hình thức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án; giám định vốn đầu tư trong trường hợp cần thiết; bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiệntại Phụ lục 4...

Luật Doanh nghiệp được sửa đổi nhằm nâng cao chất lượng tổ chức quản trị doanh nghiệp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cổ đông, nhà đầu tư… với nhiều nội dung mới như sửa đổi khái niệm doanh nghiệp nhà nước; sửa đổi quy định cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% xuống 5% tổng số cổ phần phổ thông trở lên có quyền tiếp cận thông tin về tình hình hoạt động của công ty và triệu tập họp đại hội đồng cổ đông; bổ sung trường hợp ngoại trừ đối với quy định bổ nhiệm thành viên Hội đồng Thành viên không quá 2 nhiệm kỳ; quy định đối tượng tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự;bỏ thủ tục báo cáo thay đổi thông tin của người quản lý doanh nghiệp, thủ tục thông báo mẫu dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh; quy định chi tiết quyền, nhiệm vụ của Ủy ban Kiểm toán thuộc Hội đồng Quản trị...

Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) được ban hành nhằm tạo hành lang pháp lý để ổn định và nâng cao hiệu quả thực hiện, cũng như tính khả thi của hình thức đầu tư đối với các dự án đối tác công - tư.

Luật gồm 11 chương, 101 điều, quy định về: lĩnh vực đầu tư dự án đối tác công - tư tập trung vào 5 nhóm quan trọng, thiết yếu liên quan đến phát triển hạ tầng, cung cấp dịch vụ thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội, hạ tầng công nghệ thông tin; quy mô dự án đối tác công - tư; cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu được áp dụng đối với các dự án đối tác công - tư; các nội dung Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán trong đầu tư theo phương thức đối tác công - tư; hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và giám sát của cơ quan quản lý nhà nước; quy định dừng triển khai dự án mới áp dụng loại hợp đồng xây dựng - chuyển giao...

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap