Giấc mơ du học cần có sự chuẩn bị sớm về kiến thức,ọcCầnnỗlựcvàcẩntrọtỉ le ca cuoc hom nay kỹ năng
Không còn là giấc mơ xa vời
Thầy giáo Nguyễn Phú Thọ, Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông (THPT) chuyên Quốc Học chia sẻ, trung bình mỗi năm trường có khoảng 40 em học sinh đi du học diện học bổng (chưa kể du học tự túc). Các em thường đi giữa lớp 11, số khác đi sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc khi đang học đại học.
Nhiều cựu học sinh của trường “săn” được học bổng ở các trường đại học danh tiếng, như Nguyệt Minh có học bổng toàn phần vào Trường đại học Stanford (Mỹ); Thiên An “ẵm” học bổng của Trường đại học Chicago (Mỹ), là những trường đại học nằm trong top đầu thế giới. Trường hỗ trợ học sinh bằng cách cấp bảng điểm, giấy chứng nhận hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa, viết thư giới thiệu. Quan trọng hơn cả là ở nỗ lực của các em, thể hiện qua việc học văn hóa, tham gia các hoạt động của trường, lớp và nhất là trình độ tiếng Anh. Phần lớn các em bắt đầu nộp hồ sơ khi có tiếng Anh ở điểm thi IELTs (là một trong những kỳ thi kiểm tra trình độ tiếng Anh phổ biến nhất trên thế giới nhằm đáp ứng cho nhu cầu học tập, làm việc và sinh sống ở các nước sử dụng tiếng Anh) từ 6.5 – 8.0 trở lên.
Tại hội thảo tư vấn du học ở Trường THPT chuyên Quốc Học
Em Yên Minh (học sinh lớp 12 Anh 2, Trường THPT chuyên Quốc Học) bộc bạch, đã chuẩn bị hồ sơ xin học bổng du học từ năm lớp 10, trong quá trình đó em cố gắng học tốt chương trình trên lớp khi đạt danh hiệu học sinh giỏi năm lớp 10 và 11, trau dồi tiếng Anh và đã thi IELTs đạt điểm số 6.5. “Em thường tìm kiếm các thông tin học bổng toàn phần trên mạng xã hội, các hội thảo tư vấn du học. Em đang chuẩn bị nộp hồ sơ vào ngành quan hệ quốc tế ở một trường đại học của Nhật Bản”, Minh nói.
Anh Trần Ngọc Thịnh, cựu du học sinh Mỹ theo học bổng Fulbright, sở hữu bằng thạc sĩ về quản trị hành chính công và quản lý phi chính phủ, là tác giả của các đầu sách bán chạy về du học, đồng thời cũng là nhà tư vấn chiến lược cho các tổ chức phát triển quốc tế tại Việt Nam chia sẻ: học sinh có thể du học theo dạng “boarding school” khi đang học trung học cơ sở (THCS) hoặc THPT, ở dạng này thường ít có học bổng, phù hợp với những bạn học sinh có gia cảnh khá giả; hoặc xin học bổng đại học sau khi đã tốt nghiệp THPT, vượt qua kỳ thi SAT nghiêm ngặt và có chứng chỉ TOELF hoặc IELTs theo yêu cầu và nộp hồ sơ vào các trường có học bổng. Còn một dạng nữa là sau khi tốt nghiệp đại học ở Việt Nam, bạn trẻ đi làm hai năm sau đó xin các học bổng chính phủ toàn phần.
Theo ý kiến của nhiều bạn trẻ từng “săn” học bổng du học thành công, giấc mơ du học không còn quá xa vời, cũng không phải chỉ dành cho người xuất chúng mà là cơ hội dành cho những người biết cố gắng và nỗ lực tìm kiếm.
Lượng sức mình
Cuối tháng 12/2018, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tăng cường quản lý hoạt động tư vấn du học, đề nghị phụ huynh trước khi ký kết hợp đồng với các đơn vị tư vấn du học phải tìm hiểu, đọc kỹ các nội dung, điều khoản ghi trong hợp đồng, tuyệt đối không ký kết với các đơn vị hoạt động chưa được Sở GD&ĐT cấp giấy chứng nhận hoạt động tư vấn du học trên địa bàn tỉnh. |
Chị Đào Lan Phương, cựu du học sinh bậc cử nhân Trường đại học West of England, từng làm việc tại các công ty nước ngoài Cogniplus Interiors, Sumitomo Forestry Vietnam cho rằng, muốn đi du học cần lập kế hoạch dài hạn. Theo đó, bạn trẻ cần học tốt để có bảng điểm ấn tượng, tham gia các hoạt động xã hội và nên chuẩn bị tiếng Anh (hoặc ngoại ngữ theo yêu cầu) tốt nhất có thể. “Qua nước ngoài, người bản địa và giáo viên nói rất nhanh và giao tiếp tự nhiên. Nếu tiếng Anh chưa thật sự ổn thì du học sinh cần thời gian khoảng một năm để học thêm tiếng, nếu tiếng Anh khá thì có thể bỏ qua giai đoạn này và trực tiếp vào con đường học thuật. Vậy nên, tiếng Anh tốt sẽ là một lợi thế và tiết kiệm được thời gian”, chị Lan Phương nói.
Không ít trường hợp du học sinh “vỡ mộng” khi không bắt kịp nhịp sống và phương pháp học ở xứ người. Sau khi tốt nghiệp đại học ở Huế, việc “săn” học bổng du học không thành do học lực ở mức “thường thường”, Nguyễn Nga nộp hồ sơ du học tại Nhật Bản diện tự túc. “Hầu bao” không quá rủng rỉnh, Nga phải làm thêm để trang trải chi phí, mặt khác, việc học theo phương pháp tư duy với lượng kiến thức rộng cộng thêm vốn ngoại ngữ còn hạn chế, sau những hăm hở ban đầu, Nga chia sẻ bản thân hiện đang bị “quá tải”.
Nhiều du học sinh đồng quan điểm bạn trẻ cần biết lượng sức mình, có sự chuẩn bị sớm về kiến thức, kỹ năng ngay từ bậc THCS, hoặc đầu bậc THPT, có được định hướng nghề nghiệp rõ ràng và cần tránh mục tiêu du học bằng mọi giá.
Việc “săn” học bổng cũng cần lựa chọn trường học đã được những tổ chức kiểm định uy tín do Nhà nước, Chính phủ một nước công nhận để đảm bảo an toàn cho du học sinh. Ngoài ra, trong bối cảnh các trung tâm tư vấn du học đang “mọc lên như nấm” như hiện nay thì việc tìm hiểu và lựa chọn một trung tâm uy tín là việc đáng lưu tâm.
Bài, ảnh:PHƯỚC LY