【trận đấu ý】Dấu hiệu hàng giả ở thức ăn chăn nuôi nhập khẩu Trung Quốc
TheấuhiệuhànggiảởthứcănchănnuôinhậpkhẩuTrungQuốtrận đấu ýo tin tức trên báo Tiền Phong Online,trong cuộc kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu gần đây, Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã phát hiện một số mặt hàng nhập khẩu không đạt chất lượng và có dấu hiệu hàng giả do doanh nghiệp (DN) trong nước nhập khẩu về.
Dấu hiệu hàng giả ở thực phẩm chăn nuôi được nhập khẩu. Ảnh TTXVN
Theo công bố của Cục Chăn Nuôi, các sản phẩm vi phạm bao gồm sản phẩm Choline Chloride Corn 60% (một loại phụ gia thức ăn, xuất xứ Trung Quốc), dù yêu cầu hàm lượng Choline Chloride ≥ 60%, nhưng kết quả kiểm tra chỉ 6,2%; sản phẩm Betaine Anhydrous 80% (phụ gia thức ăn, xuất xứ Trung Quốc), dù yêu cầu hàm lượng Betaine ≥ 80%, nhưng kiểm tra thực tế không có chất Betaine trong sản phẩm.
Ngoài ra, một số axit amin: DL-Methionine (ghi xuất xứ trên nhãn là từ Nhật Bản, được DN Ấn Độ xuất khẩu; L-Lysine, L-Threonine (xuất xứ ghi trên nhãn là Ấn Độ, do một DN Đài Loan xuất khẩu). Các sản phẩm trên yêu cầu là hàm lượng Methionine ≥ 98%, Threonine ≥ 98%, Lysine ≥ 78%, nhưng qua kiểm tra không có các axit amin trong sản phẩm, mà thành phần chủ yếu tới 90% là tro.
Trước tình hình đó, Cục Chăn nuôi đã phối hợp làm việc với các doanh nghiệp và nhà cung cấp nước ngoài song hầu hết họ chỉ là trung gian nên thiếu trách nhiệm và năng lực khắc phục hậu quả. Cục Chăn nuôi đã có công văn gửi Tham tán thương mại Việt Nam tại các nước có liên quan đề nghị hỗ trợ và có ý kiến với cơ quan chức năng của nước sở tại về trường hợp các doanh nghiệp này.
Số hàng giả sẽ bị tiêu hủy và xử lý theo quy định. Ảnh minh họa
Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, theo quy định của Việt Nam thì các mặt hàng này được quy về là hàng giả và Cục Chăn nuôi đã xử lý, buộc tiêu hủy hoặc tái xuất toàn bộ. Cục Chăn nuôi cũng khuyến cáo và yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi trong nước khi nhập khẩu mặt hàng này, phải yêu cầu phía đối tác cung cấp đầy đủ các thông tin về chất lượng và nguồn gốc sản phẩm.
Mặt khác, các đơn vị cần đặc biệt chú ý đến các phương pháp thử nghiệm đi kèm với các chỉ tiêu chất lượng công bố nhằm tránh thiệt hại cho người sản xuất và ngành chăn nuôi trong nước, theo báoTTXVN.
Ông Dương lưu ý, các cơ sở sản xuất TACN trong nước, khi nhập khẩu các mặt hàng trên, cần yêu cầu đối tác cung cấp đầy đủ thông tin về chất lượng và nguồn gốc sản phẩm; đặc biệt phương pháp thử nghiệm đi kèm với các chỉ tiêu chất lượng công bố, đảm bảo trong nước có thể kiểm, định lượng được. “Với những sản phẩm tương tự hiện có, cần lấy mẫu phân tích kiểm tra chất lượng, nếu không đạt phải ngừng sử dụng, báo ngay về Cục Chăn nuôi hoặc Sở NN&PTNT sở tại để phối hợp xử lý”- ông Dương nói.
Phương Khanh(T/h)
Phát hiện cơ sở Trung Quốc làm giả 8 tấn trà