【kq bốc thăm c1】Đổi mới tư duy để phát triển nông nghiệp bền vững

Nông dân làm chủ sản xuất

Vườn rau trồng theo hướng hữu cơ của gia đình anh Hoàng Long ở khu phố 2,Đổimớitưduyđểphaacutettriểnnocircngnghiệpbềnvữkq bốc thăm c1 phường Thác Mơ, thị xã Phước Long có diện tích hơn 2.000m2. Những năm qua, anh Long cũng như nhiều nông dân nơi đây vẫn trăn trở với trồng cây gì trên mảnh đất này, cuối cùng sự lựa chọn của hầu hết các hộ dân là trồng rau an toàn.

Sự chủ động điều tiết trong chăm sóc, đầu tư góp phần sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế. Trong ảnh: Nông dân bón phân cho cây tiêu - Ảnh: Trương Hiện

Chỉ với diện tích 2.000mnhưng vào mùa thu hoạch cao điểm, gia đình anh Long có nguồn thu khá cao. Anh là một trong những người trồng rau an toàn đầu tiên ở địa phương, hiệu quả ban đầu đã chứng minh sự lựa chọn của anh hoàn toàn đúng. Áp dụng chăm sóc theo hướng hữu cơ, anh Long còn tiết kiệm được chi phí sản xuất và đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng. Đây là mô hình nông nghiệp bền vững đang được khuyến khích phát triển, bởi nó thay đổi hành vi của con người trong cách đối xử với con người và với thiên nhiên do ít lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Anh Long chia sẻ: “Diện tích đất của gia đình ít nên tôi trồng cây ngắn ngày là phù hợp. Tôi luôn xem sản phẩm làm ra cũng là sản phẩm gia đình sử dụng nên sản xuất theo hướng hữu cơ, an toàn”.

Năm 2022, giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản của tỉnh đạt 34.599,7 tỷ đồng, tăng 15,8% so cùng kỳ năm 2021, đạt 109,7% kế hoạch năm. Về cơ cấu giá trị sản xuất ngành, nông nghiệp đạt 99,61%, lâm nghiệp 0,16% và thủy sản 0,23%.

Vườn sầu riêng hơn 5 ha của gia đình anh Nguyễn Lê Tuấn ở khu phố 5, phường Thác Mơ cũng được chăm sóc theo hướng hữu cơ. Ngoài tiết kiệm chi phí đầu tư do giảm lượng phân bón, anh Tuấn còn áp dụng phương thức tưới nhỏ giọt nhằm giảm nhân công lao động. Đưa khoa học vào nông nghiệp không chỉ làm thay đổi căn bản lối canh tác lạc hậu mà còn giúp người nông dân bắt kịp với tư duy sản xuất mới, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Với người nông dân, một khi nhìn thấy được hiệu quả thì sự đồng tình hưởng ứng, tích cực tham gia là điều hiển nhiên. Anh Tuấn chia sẻ: “Để phát triển nông nghiệp bền vững, gia đình tôi đầu tư phân bón đa phần là phân hữu cơ, chủ yếu phân bò hoai mục. Mình phải hướng đến tương lai, sự bền vững không phải ngày một ngày hai”.  

Hướng đến làm kinh tế nông nghiệp

Từ câu chuyện nông dân tự mày mò lựa chọn cây trồng cho đến chuyển đổi khi giá thấp, trồng khi giá cao đã phần nào khẳng định nông dân đang làm theo phong trào và bị điều khiển bởi thị trường. Do đó, cần thiết lập mối quan hệ mới giữa 3 nhà (khoa học - doanh nghiệp và nông dân) thông qua tổ chức trung gian để hiệu quả đến với nông dân cao nhất. Ông Bùi Tín, Chủ tịch Hội Nông dân phường Thác Mơ cho biết: “Hội thường xuyên phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã, các nhà khoa học hướng dẫn bà con chăm sóc cây trồng theo hướng bền vững, lựa chọn cây - con giống chất lượng, áp dụng bón phân hữu cơ để hướng đến nền nông nghiệp sạch”.

Nông nghiệp Bình Phước hướng tới xanh - sạch và hiệu quả. Trong ảnh: Để giảm chi phí đầu vào, ngoài tận dụng hồ thủy lợi tưới nước, anh Huỳnh Thiện Ân ở thôn 2, xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng đã giảm lượng phân bón phù hợp và tận dụng các nguồn phân hữu cơ tại chỗ. Ảnh: Như Nam

Với hơn 10 ha cây ăn trái, anh Huỳnh Thiện Ân ở thôn 2, xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng tăng cường sử dụng phân chuồng thay thế phân bón hóa học. Điều này đã giúp anh giảm chi phí đầu tư. Qua quá trình sử dụng, phân hữu cơ giúp đất tơi xốp, cây dễ hấp thụ chất dinh dưỡng và thân thiện với môi trường. Anh Ân cho biết: “Yếu tố để sản xuất nông nghiệp bền vững là quan tâm đến chất lượng sản phẩm và môi trường. Nghĩa là làm sao để môi trường và cây trồng ngày càng tốt lên, chứ không phải 1 năm, 2 năm hay 10 năm”.

Vườn rau an toàn của hộ anh Hoàng Long ở khu phố 2, phường Thác Mơ, thị xã Phước Long

“Ngành nông nghiệp muốn tăng giá trị phải nâng cao hiệu quả, năng suất. Đây là vấn đề mấu chốt. Việc nâng cao hiệu quả thì Trung ương cũng xác định và Tỉnh ủy cũng thường xuyên nhấn mạnh trong các kết luận của Tỉnh ủy là chúng ta tiếp cận nông nghiệp từ quan điểm kinh tế nông nghiệp chứ không phải từ sản xuất nông nghiệp”.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy NGUYỄN MẠNH CƯỜNG 

Vị trí của ngành nông nghiệp rất quan trọng trong cơ cấu phát triển kinh tế, tuy nhiên đóng góp của lĩnh vực này chưa cao. Do đó, việc phát triển nông nghiệp cần thay đổi theo hướng bền vững, bằng cách nâng cao năng suất, hiệu quả. Tại buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu năm 2023, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Cường nhấn mạnh: Cần thiết phải thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Nếu trước đây chú trọng giá trị kinh tế về sản lượng thì hiện nay năng suất, sản lượng vẫn quan trọng nhưng giá trị thu được từ sản xuất mới là cốt lõi. 

Canh tác theo hướng hữu cơ đã trở thành xu thế để hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững

Sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, chất lượng luôn là mục tiêu hướng đến của các địa phương. Muốn hoàn thành mục tiêu quan trọng này, người nông dân phải thay đổi tư duy từ “trông trời, trông đất…” sang chuyên nghiệp hóa, chuyển từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang làm kinh tế nông nghiệp. Sự chuyển hướng này để nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và nông nghiệp Bình Phước nói riêng được chuyển mình mạnh mẽ, trở thành nền nông nghiệp hiện đại, phát triển bền vững, có khả năng cạnh tranh cao.